Bạn có biết: Làm sao để sử dụng đúng cách màu thực phẩm?

Sử dụng màu thực phẩm là cách giúp món ăn trông “ngon mắt” và hấp dẫn hơn nhưng các bà nội trợ cũng cần chú ý về vấn đề an toàn cho sức khỏe khi dùng màu thực phẩm.

Một số thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn loại màu thực phẩm cũng như cách sử dụng chúng an toàn.

1. Sử dụng màu thực phẩm: ít = nhiều

Màu thực phẩm sẽ giúp bạn làm tăng “vẻ đẹp” cho món ăn nhưng chỉ nên sử dụng vừa phải, chỉ cần vài giọt là đã đủ để món ăn trông đẹp mắt. Nếu bạn sử dụng quá nhiều món ăn sẽ trở nên lòe loẹt, sặc sỡ, không còn hấp dẫn nữa.

2. Sự khác nhau giữa các dạng màu thực phẩm

Phần lớn các bà nội trợ thường sử dụng màu thực phẩm dạng nước, được đóng trong các lọ nhỏ, bày bán rộng rãi ở chợ, cửa hàng tạp hóa hay siêu thị… Ngoài ra, màu thực phẩm còn có dạng gel và dạng bột. Loại màu dạng bột thường bán ở các tiệm làm bánh.

Phần lớn các bà nội trợ thường sử dụng màu thực phẩm dạng nước

Phần lớn các bà nội trợ thường sử dụng màu thực phẩm dạng nước

Loại màu nước được dùng phổ biến cho các loại bột nhào hoặc cho thêm vào lớp đường cô phủ lên bề mặt những chiếc bánh nhỏ. Chúng có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua và dễ lựa chọn. Thông thường, loại màu này được dùng để pha loãng vào trong nguyên liệu khi làm bánh, thích hợp khi bạn muốn pha các màu nhạt.

Đối với những chiếc bánh lớn, cần nhiều màu sắc sặc sỡ hơn, bạn nên sử dụng màu dạng gel hay dạng bột. Màu bột phù hợp với những loại bánh có kem như bánh kem bơ hay kẹo mềm vì chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến độ sánh của hỗn hợp bột nhào dùng để làm bánh.

3. An toàn khi sử dụng màu thực phẩm

Sự lo ngại về vấn đề an toàn cho sức khỏe khi sử dụng màu thực phẩm bắt nguồn từ các chất nhuộm màu. Những chất này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tùy vào màu sắc. Ví dụ: những chất nhuộm màu tự nhiên tạo ra màu đỏ cho thực phẩm có thể làm từ củ cải đường ớt cựa gà hoặc màu đỏ son (chiết xuất từ côn trùng).

Trong khi đó, màu đỏ nhân tạo gồm màu đỏ số 40 (còn được gọi là đỏ allura) và màu đỏ số 3 (còn được gọi là erythrosine). Những loại màu thực phẩm nhân tạo này phần lớn được chế biến từ than đá và vì vậy, chúng có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe như chứng nhạy cảm dị ứng chứng hiếu động thái quá ở trẻ em và một loạt những biến chứng nguy hiểm khác…

4. Những thành phần tự nhiên giúp tạo màu cho thực phẩm

Bạn có thể tạo màu sắc cho món ăn từ các thành phần có sẵn trong tự nhiên mà không phải lo sợ nguy cơ tổn hại cho sức khỏe

Màu xanh: Trái bơ, với màu xanh nhẹ và có dạng bột mịn, rất thích hợp để tạo ra màu xanh cho lớp kem phủ phía trên mặt bánh hoặc sử dụng được trong rất nhiều món ăn khác. Bạn cần cho thêm một ít nước chanh vào phần thịt bơ sau khi đã lấy ra ngoài để chúng không bị ngả màu nâu.

Lá dứa cũng là một lựa chọn tốt khi bạn muốn dùng màu xanh. Chỉ cần giã nát lá dứa và vắt lấy nước, cho vào phần nguyên liệu muốn tạo màu.

Màu vàng: dùng nghệ hoặc hoa huệ tây…

Màu đỏ: sử dụng nước ép từ củ cải đường hoặc nước ép từ quả lựu, trái gấc…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật