Mua măng trữ Tết phải biết mẹo này không ăn toàn măng hóa chất như chơi

Canh măng là một món ăn phổ biến trong dịp Tết cổ truyền, chị em lưu ý cách chọn măng kẻo đầu độc cả nhà khi mua nhầm măng thuốc nhé.

Măng là một món ăn ngon và được hầu hết các bà nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết. Tuy nhiên, mua một cả búp măng thô về làm sạch thì lắm công phu, nào gọt, nào tách, rồi ngâm, luộc xả nước cho bớt đắng... Ôi thôi, quá nhiều công đoạn mà Tết còn bao thứ phải lo nên chị em thường chọn cách mua măng ngoài chợ về dự trữ để chế biến cho nhanh các món ngày Xuân.

Măng là một món ăn ngon và được hầu hết các bà nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết

Măng là một món ăn ngon và được hầu hết các bà nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết

Măng tuy giá thành không cao nhưng do cách xử lí khác phức tạp nên các nhà buôn cũng dùng đủ chiêu trò tẩm ướp hóa chất để măng được trắng, được ngọt hơn. Và chị em cần ghi nhớ cách nhận biết sau để tránh mua phải măng độc hại nhé.

Màu sắc

Đây là cách nhận biết tương đối đơn giản và dễ dàng nhất, măng ngâm hóa chất thường có màu trắng toát hoặc ngả vàng do màu thực phẩm Còn măng ngâm muối thông thường màu thường xỉn và hơi thâm.

Độ giòn

Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng ngón tay để nhấn vào 1 búp măng nhỏ. Măng ngâm muối thường dai, dẻo hơn, còn măng hóa chất sẽ giòn và dễ gãy

Độ bóng

Măng không ngâm hóa chất thường nhìn sẽ xơ hơn, còn măng ngâm hóa chất có độ bóng bắt mắt và không bị các đốm thâm, mốc.

Mùi hương

Măng không ngâm hóa chất sẽ còn giữ được mùi thơm đặc trưng, trong khi đó măng ngâm hóa chất thường có mùi khen khét do được ngâm trong lưu huỳnh.

Măng khô

Măng khô ngâm hóa chất thường sẽ có màu vàng tươi, trong khi đó măng ngâm tự nhiên có màu vàng nâu và không đều. Miếng măng hóa chất sẽ khó bẽ gãy hay xé sợi hơn măng khô tự nhiên. Và một điều cần lưu ý chính là mùi hương, mùi măng hóa chất sẽ hơi khét hương lưu huỳnh đặc trưng hoặc mùi thuốc bảo quản để tránh nấm mốc.

Cách xử lí măng để loại bỏ chất độc trong măng

Cách 1: luộc măng, xả sạch nhiều lần với nước, nên luộc trong nước vôi trong hoặc nước vo gạo có bỏ muối, khi luộc mở bung nắp để giúp chất độc bay hơi, không tích lại trong nồi.

Cách 2: ngâm măng khoảng 2 ngày trước khi ăn để măng nhả độc, nên thay nước khoảng 4 tiếng 1 lần. Dùng nước vo gạo ngâm măng sẽ đem lại tác dụng tốt hơn, nhanh chóng khử hết độc tố và các hóa chất có trong măng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật