Cha mẹ nên có biện pháp xử trí thế nào khi con bị nút ráy tai?
Vì sao bị nút ráy tai?
Nhiều bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi thấy con kêu đau tai. Một trong những nguyên nhân gây đau tai là do trẻ bị nút ráy tai. Nguyên nhân là do da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra chất tiết được gọi là ráy tai. Ráy tai thường có 3 dạng: Ráy tai ướt, ráy tai khô và ráy tai cứng.
Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng, hoặc do vệ sinh tai không đúng cách như dùng bông tai để ngoáy tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn ráy tai sẽ tích tụ nhiều không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai. Khi bị nút ráy tai, trẻ thường có những biểu hiện như: Ngứa tai ù tai nghe kém, trẻ luôn cảm thấy khó chịu.
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám tai định kỳ để phòng tránh các bệnh về tai (Ảnh: Internet)
Cách xử trí khi trẻ bị nút ráy tai
Tại nhà có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3 - 5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 - 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra. Nếu ráy tai rã ra nhiều cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai. Sau đó theo dõi từ 5 - 7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.
Cha mẹ, người thân trong gia đình tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế.
Cách vệ sinh tai cho trẻ
Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.
Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên: Cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:00 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:06 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:06 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:03 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:00 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:01 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:01 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:03 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:05 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:03 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023