Nếu bạn nghe lời ông bà, tính "đè đầu" con ra CẮT TÓC MÁU thì hãy nghĩ lại trước khi quá muộn

Nhiều người cho rằng cắt tóc máu sẽ giúp tóc con mọc dài, dày và đẹp hơn nhưng thực tế thì không hẳn như vậy.

Từ xa xưa, ông bà ta đã cho rằng cắt tóc máu giống như 'đốt vía' cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh cũng như đánh dấu giai đoạn trẻ chính thức hòa nhập vào cuộc sống mới, chấm dứt giai đoạn thai kì trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc cắt tóc máu còn được cho rằng sẽ giúp tóc con phát triển dày, dài và đẹp.

Thế nên không ít trẻ vừa ra tháng là đã bị cạo tóc máu và đây dường như cũng là một thông lệ quen thuộc của nhiều nước khác ở châu Á, không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, đã đến lúc bố mẹ, ông bà nên bỏ ngay quan điểm này và nếu có ý định 'đè đầu' con cắt tóc máu thì hãy suy nghĩ lại.

Trên thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định hiệu quả của việc cắt tóc máu. Tóc máu (tóc non) là lớp tóc đầu tiên, hình thành từ khi trẻ còn là thai nhi trong bụng mẹ, nó giúp bảo vệ thóp non nớt của bé, đồng thời giữ ẩm đầu. Cũng như tóc người lớn, tóc máu cũng có rụng, có mọc nhưng quá trình này diễn ra rất chậm, thông thường là một năm, và quan trọng hơn là không đồng đều.

Tóc máu (tóc non) là lớp tóc đầu tiên, hình thành từ khi trẻ còn là thai nhi trong bụng mẹ, nó giúp bảo vệ thóp non nớt của bé, đồng thời giữ ẩm đầu (Ảnh: Internet)

Tóc máu (tóc non) là lớp tóc đầu tiên, hình thành từ khi trẻ còn là thai nhi trong bụng mẹ, nó giúp bảo vệ thóp non nớt của bé, đồng thời giữ ẩm đầu (Ảnh: Internet)

Chúng ta sinh ra với một lượng nang lông nhất định dưới da đầu và tóc sẽ mọc từ nang lông này. Do đó, việc can thiệp trên bề mặt tóc không thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc được. Theo các nhà khoa học, tóc thưa hay dày, màu đen hay vàng đều phụ thuộc vào cấu trúc gen của mỗi người, hay nói cụ thể hơn là phụ thuộc vào yếu tố di truyền.

trẻ sơ sinh do quá trình rụng tóc mọc tóc diễn ra quá chậm, khiến tóc mọc không đồng đều. Sợi nào mọc trước thì sẽ phát triển trước, chỗ nào tóc rụng mới từ từ mọc mới, do đó tạo cảm giác tóc ít, tóc mỏng, không khỏe. Khi cắt đi, tóc sẽ phát triển cùng lúc, từ đó tạo hiệu ứng thị giác khiến tóc trông có vẻ nhiều và dày.

Không chỉ vậy, dưới 1 tuổi, thóp của trẻ chưa liền và chỉ liền khi trẻ ngoài 1 tuổi mà thôi. Thế nên, khi bố mẹ cắt tóc máu khi con chỉ vài tháng tuổi, thậm chí vừa ra tháng đã có là hoàn toàn có hại cho con.

Động tác cắt tóc có thể làm trầy xước da đầu trẻ khi bé ngọ nguậy và lượng tóc mỏng đi, không còn đủ để che thóp khi đó, thóp không còn được giữ ấm nữa. Đó chính là những tác hại nếu bạn cắt tóc máu của con.

Động tác cắt tóc có thể làm trầy xước da đầu trẻ khi bé ngọ nguậy và lượng tóc mỏng đi, không còn đủ để che thóp khi đó, thóp không còn được giữ ấm nữa (Ảnh: Internet)

Động tác cắt tóc có thể làm trầy xước da đầu trẻ khi bé ngọ nguậy và lượng tóc mỏng đi, không còn đủ để che thóp khi đó, thóp không còn được giữ ấm nữa (Ảnh: Internet)

Thế nên tốt nhất, bố mẹ đừng cắt tóc máu cho con khi con chưa được 1 tuổi. Hãy để đến khi thóp của bé liền hẳn rồi cắt cũng không muộn, bố mẹ nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật