Bị tật nói lắp từ nhỏ gây cản trở giao tiếp, phải làm sao?

Nói lắp hay cà lăm là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông.

Chào Bác sĩ. Em tên là Bảo Long, hiện em 24 tuổi. Từ nhỏ em bị một cái tật khó chịu là nói lắp nên em rất ngại nói chuyện với người khác. Và 5 năm gần đây vì không thích nói chuyện với ai, không thích đi đâu và làm bất cứ việc gì nhìn thấy gì cũng tẻ nhạt và buồn chán nên em quyết định ở nhà một mình và như vậy ngày qua ngày em cứ sáng đi làm về cứ ở nhà ngồi trên máy tính chơi một hồi rồi đi ngủ cứ vậy và lặp đi lặp lại ạ. Khoảng 1 năm gần đây thì em có dấu hiệu mất ngủ (lúc buồn ngủ lắm nhưng khi nhắm mắt lại thì tỉnh luôn không còn buồn ngủ nữa dù chỉ nhắm mắt chưa đầy 1 phút dù không suy nghĩ gì cảm thấy trống rỗng trông tâm trí ạ).

Em cảm thấy sức lực như mình đã kệt quệ lúc nào cũng mệt mỏi và hay bị đau nửa bên đầu, trí nhớ thì kém hẳn (mới để đồ đằng trước ra đằng sau là đã quên không nhớ mình đã để ở đâu) có lúc thì cả ngày cảm thấy người mình nóng ran bực bội dù không biết mình bực cái gì mà cũng chẳng có ai làm mình bực cả. Nhưng cũng có lúc cảm thấy hưng phấn và tỉnh táo dù không có chuyện gì làm mình vui và cũng muốn nói chuyện với tất cả mọi người rất nhiều.

Em cũng ngại và không thích đến chỗ đông người lẫn không muốn nói chuyện và cười đùa cùng ai. Em cứ hay suy nghĩ lung tung về những chuyện mình tưởng tượng ra và không tập trung vào công việc được ạ, và những ngày gần đây thì em đi đâu mà gặp con dao có lúc em muốn đâm hoặc cắt cổ ai đó hay có lúc đang cầm cây thì lại muốn đánh một ai đó chỉ để thỏa mãn nhưng em kiềm lại được. Em cũng không hiểu tại sao lại muốn điều đó nữa như những điều trên em có bị làm sao không Bác sĩ. Mong Bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

Tư vấn từ BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam

Chào bạn

Như vậy là bạn bị suy nhược thần kinh Trước mắt bạn cần bố trí thời gian biểu trong ngày hợp lý: thời gian ngủ học tập và làm việc, thời gian nghỉ ngơi thư dãn một cách hợp lý, hạn chế ngồi trước máy vi tính, ngồi trước máy vi tính nhiều có thể gây nghiện (khó chịu bứt rứt khi không sờ vào máy, ngồi trước máy thấy dễ chịu ngay).

Bạn có thể cắt tình trạng hiện nay bằng cách tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi, hoặc lao động chân tay nhằm thư dãn tinh thần

Về tật nói lắp chỉ có cách duy nhất là tập nói một mình với không gian hấp dẫn thoáng đãng: Bờ sông vắng, cánh đồng rộng vắng người, bãi biển,…

Cách khắc phục tật nói lắp: tật nói lắp đặc trưng là lời nói phát ra không được suôn sẻ: do các cơ phát âm bị co thắt (không khởi động được lời nói) hoặc rung giật (lặp đi lặp lại một âm tiết), sự căng thẳng này làm mất sự đồng bộ giữa cơ chế hít thở và phát âm. Do đó, việc tập thở có vai trò hết sức quan trọng.

Luyện tập khí công có tác dụng rất tốt để khống chế tốt nhịp thở và tạo thư giãn cho các cơ, đồng thời rèn luyện kỹ năng nói: Việc này có thể làm tại gia đình kiên nhẫn làm thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày để 40-60 phút cho trẻ tập đọc và tập nói. Tập đọc một bài văn (mới đầu cho đọc bài ngắn), đọc thong thả rõ từng chữ, hoặc đọc câu: NỒI ĐỒNG NẤU ỐC, NỒI ĐẤT NẤU ẾCH, …. nhưng phải đọc cho lưu loát, nhanh dần. Cứ thế cho đổi câu khác hoặc cả đoạn văn, cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát

Chúc bạn mạnh khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật