Khi mắc bệnh tan máu bẩm sinh có cần cắt lá lách tránh phát sinh bệnh thực thể?

Con tôi hiện nay 22 tháng tuổi, cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh( thalasemia) từ lúc 3 tháng tuổi. Cháu được truyền máu ở Bệnh viện Xanh Pôn đầy đủ hằng tháng, nhưng không hiểu sao hiện nay lách của cháu rất to. Xin hỏi bác sĩ con tôi có phải đi cắt lách không?

Nguyễn Viết Hoàng (Hà Nội)

Bệnh thiếu máu vùng biển (Thalassemia hay Thalassaemia) là tên chung cho một nhóm bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu vùng biển (Thalassemia hay Thalassaemia) là tên chung cho một nhóm bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu vùng biển (Thalassemia hay Thalassaemia) là tên chung cho một nhóm bệnh thiếu máu.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 100.000 em bé sinh ra mắc phải loại bệnh trầm trọng của nhóm này - phần lớn là dân Ý, Hy Lạp, Trung Đông, Nam Á và châu Phi.

Nguyên nhân của Thalassemia là cấu tạo bất bình thường của hemoglobin trong hồng cầu. Hai thể dạng bất thường chính được gọi là alpha-Thalassemia và beta -Thalassemia, tùy theo phần nào của chất hemoglobin bị thiếu. (Hemoglobin là một cấu trúc đạm có khả năng giữ dưỡng khí oxygen trong hồng cầu)

Dưới dạng bệnh nặng nhất của alpha-thalassemia, thấy nhiều nhất trong các sắc dân ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Philippines thường làm hư thai hay trẻ con chết khi sinh. Phần lớn những người có bệnh alpha-thalassemia bị thiếu máu kinh niên - một số bị nặng trầm trọng, không sống được lâu.

Con anh đã phát hiện bệnh và được truyền máu đầy đủ là biện pháp điều trị rất tốt. Bình thường các bệnh nhi bị bệnh thalasemia nếu không được truyền máu và thải sắt đầy đủ thì khoảng từ 3 tuổi trở lên các cháu mới có dấu hiệu cường lách Hiện nay con anh mới được 22 tháng tuổi, được truyền máu đầy đủ mà đã bị to lách thì rất có thể cháu mắc kèm một bệnh thực thể khác ảnh hưởng đến lách. Do vậy tốt nhất anh nên mang cháu đến khám ở Khoa huyết học- Bệnh viện Nhi Trung ương để được khám cụ thể và có hướng điều trị thích hợp nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật