Thiếu máu - triệu chứng, nguyên nhân của bệnh như thế nào?

Thiếu máu là bệnh thường gặp, thể nhẹ thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác. Thể nặng, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của bạn. Thông thường bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi gắng sức hoặc khi thực hiện các công việc hàng ngày, mất tập trung, da xanh xao nhợt nhạt. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh.

Ở các nước kém phát triển, căn bệnh này do dinh dưỡng kém và thiếu vi chất là nguyên nhân thường gặp. Ổ các vùng địa lý và chủng tộc đặc biệt, lý do khiếm khuyết gen di truyền chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Ngoài ra, các nguyên nhân hiếm như ung thư hệ tạo máu hoặc ung thư đường tiêu hóa làm mất máu, gây thiếu máu rất trầm trọng.

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi

Bệnh thiếu máu là gì?

Bệnh do tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.

Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Nếu bạn mắc bệnh, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở chóng mặt hay nhức đầu

Phân loại:

- Thiếu B12

- Thiếu folate

- Thiếu sắt

- Bệnh mãn tính

- Tán huyết

- Bất sản vô căn

- Hồng cầu khổng lồ

- Ác tính

- Hồng cầu hình liềm

- thiếu máu địa trung hải (Thalassemia).

Triệu chứng thường gặp

Bạn có thể không có triệu chứng nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh phát triển chậm, các triệu chứng có thể xảy ra đầu tiên bao gồm:

- Tâm trạng cảm thấy gắt gỏng

- Cơ thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hơn so với bình thường, hoặc so với khi tập thể dục

- Nhức đầu

- Gặp vấn đề về tập trung hay suy nghĩ.

Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:

- Màu xanh ở lòng trắng của mắt

- Móng tay giòn

- Ham muốn ăn đá hoặc những thứ phi thực phẩm khác (pica)

- Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên

- Màu da nhợt nhạt

- Khó thở

- Đau lưỡi.

Người bệnh mệt mỏi, nhợt nhạt

Người bệnh mệt mỏi, nhợt nhạt

Nguyên nhân gây bệnh

- Mặc dù nhiều bộ phận của cơ thể có thể tạo ra hồng cầu nhưng hầu hết các hồng cầu được tạo ra tại tủy xương Tủy xương là mô mềm ở bên trong của xương là nơi sinh ra các tế bào máu.

- Thông thường, đời sống các tế bào hồng cầu khỏe mạnh kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Các cơ quan trong cơ thể sau đó loại bỏ các tế bào máu cũ. Một hormone gọi là erythropoietin (EPO) được tạo ra trong thận báo hiệu cho tủy xương tạo ra nhiều hồng cầu hơn.

- hemoglobinprotein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Nó làm cho các hồng cầu có màu đỏ. Người bị thiếu máu không có đủ hemoglobin.

 

- Cơ thể cần một số vitamin khoáng chất và chất dinh dưỡng để đảm đủ tạo thành hồng cầu. Sắt vitamin B12 và axit folic là ba trong số những yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng bởi vì:

- Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng được hấp thụ (ví dụ như bệnh celiac)

- Chế độ ăn uống thiếu chất

- Mất máu từ từ (ví dụ do các kỳ kinh nguyệt nặng hoặc loét dạ dày)

- Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày và ruột.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật