Lô hội chữa bệnh ngoài da có đúng không? Cách dùng như thế nào?

Ở quê em mọi người thường trồng cây lô hội để làm cảnh và nấu chè ăn rất mát. Một số người còn dùng nhựa lô hội xát lên mặt để chữa trứng cá và làm đẹp da. Xin hỏi có đúng không? Cách dùng như thế nào?

Vũ Thị Vân (Nghệ An)

Lô hội còn có tên là nha đam du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo,... thường được trồng làm cảnh và làm thuốc

Theo y học cổ truyền, lô hội vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện…

Trong thân cây lô hội chứa một lượng nước lớn có tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất, rất tốt cho làn da lô hội còn có tác dụng làm dịu da, lành vết thương nên có thể dùng để chữa các vết bỏng nhẹ viêm da mẩn ngứa … như sau:

Chữa bỏng nhẹ: Lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, xát nhẹ nhựa lô hội vào da sẽ làm dịu ngay vết bỏng.

Chữa trứng cá:lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng da bị trứng cá ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.

Chữa mẩn ngứa, eczema: Rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa, dùng nhựa lô hội bôi phủ lên, ngày 1 lần, không rửa lại bằng nước. Làm liên tục nhiều lần đến khi lớp nhựa lô hội khô và bong ra.

Mỗi tuần khoảng 3 lần, dùng nhựa lô hội tươi bôi lên da mặt sau khi đã rửa sạch, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch sẽ có tác dụng rất tốt để dưỡng ẩm, làm mát da, chống nhăn và lão hóa làn da.

Bạn cần chú ý, dịch lô hội có tác dụng tẩy mạnh. Phần vỏ và màng xanh ở bên ngoài có những chất kích thích da gây ngứa, nên khi dùng cần xẻ mỏng chỉ lấy phần gel bên trong. Những người có làn da nhạy cảm không nên dùng.    

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật