ok:Những biến chứng khi đeo kính áp tròng bạn không ngờ đến

Khi đeo kính áp tròng dù ít hay nhiều cũng làm xáo trộn tính chất sinh học của nhãn cầu và gây ra những biến chứng.

BS Khuất Trang Anh: Lưu ý khi đeo kính áp tròng - ảnh 1

Một số biến chứng hay gặp như: khô mắt viêm kết mạc - giác mạc thiếu oxy giác mạc … Tuy nhiên, những biến chứng do đeo kính áp tròng tiếp xúc thường nhẹ có thể điều trị khỏi và thường không để lại biến chứng.

Khi đeo kính áp tròng cần lựa chọn loại phù hợp với mắt, theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Ngoài ra, BS. Khuất Trang Anh - Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây còn cho biết: 'Một số lưu ý khi sử dụng kính áp tròng:

- Rửa tay sạch và lau bằng khăn khô sạch trước khi tháo hoặc lắp kính vào mắt.

- Nên làm động tác chà xát kính và tráng rửa kính kỹ. Ngâm kính trong dung dịch bảo quản đủ thời gian trước khi đeo vào mắt.

- Nên đổ hết nước trong khay đựng kính mỗi khi ta đeo kính vào mắt. Sau đó lau khô, mở nắp và để nơi thoáng sạch. Nên thay khay đựng kính mỗi tháng.

- Thay kính đúng hạn định (không nên đeo quá thời hạn dù chưa có gì khó chịu xảy ra).

- Ngưng đeo kính tiếp xúc ngay khi có các triệu chứng: mắt đỏ, mắt mờ, hoặc có cảm giác cộm xốn khó chịu và đi khám ngay tại bác sĩ nhãn khoa.

- Nên có một cặp kính gọng để đeo khi về nhà hoặc những khi mắt bị viêm. Đối với các loại kính áp tròng làm bằng chất liệu thông thường (không phải là Silicone Hydrogel) thì thời gian đeo mỗi ngày không quá 8 giờ sau đó cần tháo kính ra và đeo kính gọng để cho mắt nghỉ ngơi.

- Cần tái khám định kỳ: Sau 1 tháng đối với lần đeo đầu tiên, và mỗi 6 tháng đối với những lần kế tiếp.

- Có thể bổ sung thêm một số thuốc dưỡng mắt, bổ mắt vitamin A theo chỉ định của bác sỹ'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật