Rệp giường: Sát thủ hút máu trong phòng ngủ bạn cần đề phòng

Thời gian gần đây, rệp hút máu người xuất hiện tại một số hộ dân ở quận Tân Bình, TP HCM khiến người dân vô cùng lo lắng.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (trú quận Tân Bình, TP HCM), trong lúc ngủ, chị phát hiện cơ thể ngứa ngáy, khó chịu nên bật đèn kiểm tra. Khi kiểm tra trong chăn, gội, đệm thì phát hiện có những con côn trùng nhỏ, bụng căng máu đỏ. Được biết, trước đó, trên người 2 con gái của chị cũng xuất hiện hàng chục vết cắn nổi từng cục, gây mẩn ngứa khó chịu nhưng gia đình nghĩ là kiến đốt nên không để ý. Thông tin về loài rệp này hiện đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên, rất có khả năng, đây là loài rệp giường từng xuất hiện tại Hà Nội trước đó.

Rệp – 'sát thủ' hút máu người

Rệp là loài côn trùng nằm trong bộ Hemiptera, gồm 2 chi Cimex và Oeciacus. Chi Cimex còn gọi là rệp giường, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, thường sống trong nhà ở. Chi Oeciacus chủ yếu sống trên lá cây, tổ chim để hút máu chim, hiếm khi thấy trong nhà.

Rệp có cơ thể dẹt, kích thước 4 - 5 mm, mùi hôi, sống bằng việc hút máu. Khi ăn, cơ thể có màu vàng nhạt, no máu thì chuyển thành nâu đỏ. Một con rệp trưởng thành trải qua 3 giai đoạn: trứng thanh trùng và trưởng thành. Để hoàn thiện vòng đời, chúng cần từ 6 tuần đến vài tháng, tuỳ vào môi trường sống. Trong vòng đời của mình, rệp giường cái đẻ tới 500 trứng

Loại rệp này thường ký sinh ở giường, chiếu, đệm và hút máu người

Loại rệp này thường ký sinh ở giường, chiếu, đệm và hút máu người 

Với rệp giường, chúng thường hút máu vào ban đêm, nhưng có khi hoạt động vào ban ngày. Một con rệp trưởng thành mất 5 - 10 phút để hút máu, sau 2- 3 ngày mới cần đốt lại. Tuy nhiên, chúng thậm chí có thể nhịn đói mà sống đến vài năm.

Khả năng gây bệnh của rệp

Năm 1974, nhà khoa học Derbeneva-Ukhova từng công bố nghiên cứu về việc rệp có thể lưu giữ một số mầm bệnh như sốt hồi quy, tularemia, sốt phát ban dịch hạch. Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia cho biết, khả năng rệp truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cho con người là rất thấp.

Song, khi nhà có rệp, chúng sẽ hút máu gây ngứa ngáy, khó chịu cũng như rút một phần dinh dưỡng khỏi cơ thể. Vết đốt nổi từng cục, nếu gãi mạnh dễ gây nhiễm trùng nhất là với làn da mỏng của trẻ nhỏ. Đặc biệt, chúng hút máu vào ban đêm khiến nạn nhân khó ngủ trẻ quấy khóc, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh ra bệnh tật. Ngoài ra, việc tiêu diệt rệp giường vô cùng khó khăn, so với bọ xít hút máu trước đó, kích thước của rệp nhỏ hơn rất nhiều, lại chạy nhanh, dễ ẩn nấp trong những khe nhỏ của ngôi nhà. Bên cạnh đó, chưa có hoá chất nào có tác dụng triệt để nên dễ gây tâm lý hoang mang mệt mỏi cho người dân.

Cách phòng, chống rệp giường

Việc tiêu diệt rệp triệt để rất khó khăn, vì vậy, cần tiến hành càng sớm càng tốt. Giặt giũ, phơi nắng giường chiếu, đệm, chăn, màn,… Xịt hơi nóng vào những kẽ nhỏ của giường, tủ. Tại những khe phát hiện rệp, có thể pha thuốc diệt rệp với nước sôi để tưới vào. Cần tiến hành trong nhiều tuần liên tiếp, tránh bỏ sót trứng và con con. Gia đình có rệp nên tiến hành thu giữ mẫu vật, gửi lên cho cơ quan chức năng để nhận được tư vấn, thuốc diệt rệp, cũng như hạn chế khả năng lây truyền sang nhà người khác.

Để phòng chống rệp xuất hiện trong nhà, cần vệ sinh chăn, gối, màn,… định kỳ. Luôn tiến hành lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Khi đến chơi nhà người khác nên hạn chế nằm trên giường. Khi phát hiện có rệp giường trong nhà, cần nhanh chóng tìm và tiêu diệt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật