Dạy trẻ 2 tuổi theo từng mốc phát triển giúp cha mẹ yên tâm hơn

Ở 18-24 tháng, bố mẹ cần nắm rõ cột mốc quan trọng: Bé biết cầm bút, vẽ nguệch ngoạc trên giấy hoặc các bề mặt khác.

Phát triển thể chất và vận động

13-18 tháng tuổi

Cột mốc quan trọng: Bé đã có thể bước đi khá vững và bắt đầu leo trèo

Hãy thử: Nếu em bé của bạn đang đi bộ tốt, hãy giúp bé hình thành sự tự tin bằng cách dạy bé leo cầu thang. Hoạt động này giúp bé học cách kiểm soát các cơ bắp và chuyển động cơ thể khi leo lên, leo xuống – tất nhiên là với sự hỗ trợ của bạn. Trong quá trình này có thể bé sẽ thích leo lên sofa, giường hoặc những thứ trong tầm với. Bạn nên giám sát bé thật kỹ, nếu cần thiết có thể mua thảm chơi để nếu ngã, tấm thảm sẽ có tác dụng như một tấm đệm.

Phát triển thể chất và vận động là mốc phát triển rất quan trọng của trẻ (Ảnh: Internet)

Phát triển thể chất và vận động là mốc phát triển rất quan trọng của trẻ (Ảnh: Internet)

18-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Bé biết cầm bút, vẽ nguệch ngoạc trên giấy hoặc các bề mặt khác

Hãy thử: Những bức tường, đồ đạc trong nhà sẽ là mục tiêu của bé ở giai đoạn này. Cha mẹ nên chuẩn bị cho bé thật nhiều giấy, thậm chí là một tấm bảng đủ lớn – loại nào mà có thể xóa đi dễ dàng. Ngoài ra cũng nên thử mua loại bút hoặc dụng cụ đánh dấu nào có thể tẩy rửa và không độc hại.

Phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội

13-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Thích làm việc vặt

Hãy thử: Hãy giúp bé trở nên bận rộn và tham gia vào các hoạt động hằng ngày như đề nghị bé giúp vứt rác vào thùng. Việc này cũng giúp bé nhận biết mối tương quan giữa các đồ vật. Trong trường hợp vứt rác, bé học được mối liên quan giữa rác và thùng rác.

18-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Bắt đầu chơi trò đóng giả

Hãy thử: Cha mẹ hãy khuyến khích kỹ năng xã hội và cảm xúc của bé bằng cách chơi cùng, đặt câu hỏi để bé trả lời khi bé cho búp bê ăn, chải đầu búp bê, ôm hôn búp bê trước khi đi ngủ. Hãy đề nghị các thành viên gia đình tham gia trò chơi này với bé.

Phát triển khả năng học tập và nhận thức

15-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Có khả năng nhận biết đồ vật và động vật

Hãy thử: Bé bắt đầu thích những tấm thẻ, sách và các hình ảnh từ tạp chí. Nhưng khi được nhìn những con vật thật như chó, mèo có thể còn hấp dẫn hơn. Bé bắt đầu nhận biết và chỉ cho bạn thấy theo cách của mình, ví dụ như khi nhìn thấy kiến và gián, bé sẽ nói 'kaka'.

Bé 2 tuổi bắt đầu phát triển khả năng học tập và nhận thức (Ảnh: Internet)

Bé 2 tuổi bắt đầu phát triển khả năng học tập và nhận thức (Ảnh: Internet)

18-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Tăng cấp độ các kỹ năng: suy nghĩ học tập ghi nhớ và lý luận

Hãy thử: Bé bắt đầu cho thấy mình có thể nhớ một việc nào đó bằng những hành động đơn giản. Những người mà bé đã gặp sẽ trở nên quen thuộc hơn và bé tỏ ra bớt sợ hãi khi gặp lần thứ hai. Cha mẹ hãy cho con tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn, ví dụ như khi bạn sắp dọn cơm, hãy hỏi bé bát ở đâu. Nếu tủ bát ở vị trí mà bé có thể với tới, bé có thể tới tủ bát lấy bát cho bạn. Hay khi hỏi 'sữa ở đâu?', bé có thể chỉ vào tủ lạnh hoặc chai sữa

Phát triển ngôn ngữ và giác quan

15-18 tháng

Cột mốc quan trọng: Có thể hiểu được gấp 10 lần khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Hãy thử: Bé có thể chưa nói được 'con yêu mẹ' trong giai đoạn này, nhưng không nên đánh giá thấp khả năng hiểu của bé. Bé có thể hiểu được những câu ngắn và làm theo, ví dụ như 'sữa, sữa', 'ngồi xuống' hay 'vứt rác'… Cũng vì thế, giai đoạn này bạn nên cân nhắc những gì mình nói trước mặt trẻ vì bé vẫn đang lắng nghe. Một số chuyên gia cho rằng hầu hết trẻ có khả năng nói được hơn 50 từ trước năm 2 tuổi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có thể phát triển nhanh hơn ở một khả năng nào đó. Không cần phải hoảng loạn nếu con bạn có vẻ không đạt được những cột mốc trên. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn không nói được chút gì khi đã 2 tuổi, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật