Hãy để con tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ hè mà không lo tai nạn đuối nước

Kỳ nghỉ hè đang đến gần, nếu như ở thành phố các bậc phụ huynh canh cánh việc trẻ phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ thì ở vùng nông thôn sông nước, có một nỗi lo khác lớn hơn rất nhiều: con gặp tai nạn đuối nước.

Trẻ em ở những khu vực này vốn được ví như 'những chú cá' hiếu động, nhưng thực tế lại là 'những chú cá không biết bơi' hoặc bơi không đúng cách nên tai nạn đuối nước là vấn nạn thường xuyên xảy ra, ngăn cản các em vui trải nghiệm và tận hưởng tuổi thơ của mình.

Trẻ em ở những vùng nông thôn sông nước được ví như 'những chú cá' hiếu động, nhưng thực tế lại là 'những chú cá không biết bơi' hoặc bơi không đúng cách

Trẻ em ở những vùng nông thôn sông nước được ví như 'những chú cá' hiếu động, nhưng thực tế lại là 'những chú cá không biết bơi' hoặc bơi không đúng cách

'Những chú cá không biết bơi' và thực trạng đáng buồn

Hè về, trẻ con nhất là ở nông thôn có một nguồn vui bất tận đó là chơi đùa, bơi lội ở ao – hồ - sông – suối – biển. Thế nhưng, các em không ý thức được hiểm họa đuối nước luôn rình rập, đe dọa thậm chí cướp đi sinh mạng của mình. Ngay cả ở các vùng sông nước, người lớn cũng có nhận thức chưa sâu sắc về mối họa này. Nói một cách ví von, các em giống như những 'chú cá' thích bơi nhưng lại không biết bơi hoặc bơi không đúng cách. Đó là lý do vì sao, tỷ lệ trẻ em đuối nước mỗi dịp hè mỗi năm cứ thế tăng cao.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm ở nước ta có hơn 3.000 trẻ em đuối nước, giữ kỷ lục trong các nước đang phát triển. Còn riêng thống kê của Bộ Giáo dục & đào tạo, ở 30 địa phương trên toàn quốc, số học sinh đuối nước trong 3 năm qua trung bình khoảng 250 - 300 em/ năm. Một con số đáng báo động và có nguy cơ ngày càng tăng nếu không có ngay những biện pháp cảnh báo và phòng ngừa tích cực.

Không có chỗ bơi an toàn, trẻ em vùng nông thôn vẫn chọn những nơi thiếu an toàn để thỏa mãn niềm vui bơi lội.

Không có chỗ bơi an toàn, trẻ em vùng nông thôn vẫn chọn những nơi thiếu an toàn để thỏa mãn niềm vui bơi lội.

Đứng trước thực trạng này, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020. Mục tiêu là toàn bộ tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em và đến năm 2020 phải đạt 70% học sinh được hướng dẫn và biết kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông; 100% trường học có bể bơi hồ bơi và tổ chức dạy bơi cho học sinh.

Thế nhưng, thực tế, vẫn rất nhiều địa phương, điểm trường vẫn 'trắng' bể bơi. Hiện có rất nhiều địa phương hầu như không có bể bơi kiên cố nào trong trường học (ở cả 3 cấp học tiểu học, THCS và THPT) như: Khánh Hòa, Huế, Bình Định, Ninh Thuận, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Kạn… Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đến nay cả nước mới có trên 700 trường tiểu học có bể bơi (tính cả bể bơi kiên cố và bể bơi linh hoạt) trên tổng số hơn 15.000 trường tiểu học.

Cùng đồng hành để mang 'những chú cá' ra biển xa

Cá mà cũng phải học bơi ư? Những chú cá nhỏ - những đứa trẻ của chúng ta nhất định phải học bơi, biết bơi và bơi đúng cách để tự bảo vệ được mạng sống của chính mình khi bất trắc xảy ra. Các bậc phụ huynh có thể chủ động cho con tham gia những lớp dạy bơi để trang bị thêm kỹ năng sống cho các con. Tại các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Úc… và nhiều nước phương Tây khác, việc cho trẻ học bơi từ khi trẻ chỉ mới được vài tháng tuổi không còn là điều xa lạ mà còn ngày càng trở nên phổ biến hơn. Như ông chủ của Facebook - Mark Zukerberg đã từng gây bão khi đăng ảnh anh đang cho cô con gái của mình tập bơi khi chỉ mới 2 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng kêu gọi các tổ chức xã hội và doanh nghiệp phối hợp, đồng hành mang thêm nhiều cơ hội để trẻ em được tiếp cận với bơi lội và cùng chung tay để mang 'cá' ra biển xa.

Trong điều kiện chưa thể phổ cập bơi lội từ trường học, để giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ gia đình xã hội và chính quyền địa phương cần thực hiện nghiêm túc những biện pháp sau:

+ Trông nom trẻ cẩn thận nhất là trẻ nhỏ tuổi

+ Chủ động loại bỏ 'mặt nước hở nguy hiểm' bằng cách đậy kín bể - giếng nước, nắp cống, … rào kín hồ, ao xung quanh nhà.

+ Cắm biển cảnh báo ở những vùng nước sâu, nguy hiểm.

+ Giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh và trẻ nhỏ về tai nạn đuối nước và cách phòng tránh.

+ Đảm bảo an toàn đường thủy và có chế tài xử phạt hợp lý những vi phạm an toàn đường thủy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật