Làm sao để dạy con cách chế ngự căng thẳng hiệu quả nhất?

Đừng nghĩ chỉ có người lớn mới căng thẳng (stress) trong đời sống, trẻ cũng phải trải qua các áp lực kỳ vọng của ba mẹ, bất đồng với bạn bè… Trẻ cũng chịu nhiều áp lực lắm thay! Bố mẹ cần có cách cư xử sáng suốt giúp con trẻ đương đầu với stress.

Dạy con nhận biết các triệu chứng giận dữ:

Khi con luôn nói: “Con lo lắng về…” được xem như một tín hiệu cảnh báo. Dù đó là bài kiểm tra toán, bữa tiệc hay buổi đá bóng, hãy tự hiểu mình và nhận biết những tín hiệu của căng thẳng qua cử chỉ: xoắn tóc cắn móng tay xếp chân…

Yêu cầu sự giúp đỡ:

Nói với con không phải giải quyết mọi việc một mình. Hãy tìm sự giúp đỡ, hoặc trẻ có thể ủy thác một phần công việc khi thấy quá tải. Thậm chí tìm ai đó để trút bầu tâm sự về những áp lực, điều đó giúp trẻ cảm thấy được chia sẻ và khuyến khích.

Chạy nhảy, vui chơi giúp trẻ tránh những căng thẳng trong đời sống

Chạy nhảy, vui chơi giúp trẻ tránh những căng thẳng trong đời sống

Cùng con lập kế hoạch hành động để giải quyết công việc:

Chia công việc thành những phần mà con có thể giải quyết. Giải pháp một lần một bước, ngắt thành nhiều đoạn để chế ngự sự lo lắng.

Xác định cách thư giãn:

Nghe nhạc, gọi điện thoại cho bạn bè - đó là những kỹ thuật tiêu khiển có ích cho sức khỏe

Phân tích lỗi lầm của con:

Đổ lỗi và lãnh trách nhiệm là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Kẻ bi quan tự buộc tội bản thân, người lạc quan thì không vậy. Đừng nói “con làm hỏng bài kiểm tra vì con ngu hay thiếu khả năng” mà hãy nói “con sai vì bài kiểm tra ra đề ở những đoạn con không tập trung kỹ”.

Ngủ đủ và ăn đúng giờ:

Khi thời khóa biểu có những công việc thử thách, nên lưu ý đến những nhu cầu cơ bản của mình trước hết. Nếu con quá mệt hay dinh dưỡng không đầy đủ cho cơ thể thì ít có khả năng thực hiện tốt dưới áp lực

Thanh lọc những cảm xúc khắc nghiệt của chính mình:

Dạy con giữ thói quen ghi chép hằng ngày là cách hữu ích để giải bày sự giận dữ nỗi buồn hay sự thất vọng. Khi viết ra là con đã chuyển những tình cảm tiêu cực vào trang giấy. Quá trình này giúp trẻ hiểu điều gì phía sau cảm xúc đó.

Vạch giới hạn hợp lý cho bản thân trẻ

Vì đặt kỳ vọng cao, nhưng mục tiêu không thể với tới được thì dễ nản.

Đặt ưu tiên:

Có những lúc con cảm thấy quá tải khi gặp quá nhiều điều cần làm, nói với con hãy bỏ bớt vài thứ vào sọt rác. Hoàn thành bài tập, học bài kiểm tra, chuẩn bị bài ở trường, chơi một nhạc cụ mua sắm giày để khiêu vũ… học quyết định điều gì quan trọng nhất và tập trung ưu tiên cái nào trước. Sắp xếp danh sách những điều cần làm theo trình tự quan trọng.

Tập thể dục:

Bài tập thể dục làm cho cơ thể trẻ cảm thấy tràn trề hy vọng và tiếp thêm sinh lực. Dù cho con trẻ có bận bao nhiêu, cũng nên tìm thời gian để ra ngoài và đi bộ, chạy nhảy, đạp xe, bơi lội, chơi tennis hay tham dự bất kỳ hoạt động thể chất nào mà con thích thú.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật