Mẹ nên làm gì khi trẻ con hay cáu giận và khóc nhặng xị lên?

Nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu không biết phải làm sao khi bé con rất dễ nổi cáu và khóc nhặng xị lên. Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp các mẹ làm dịu cơn giận dữ của con.

Nắm bắt những biểu hiệu cảnh báo cơn giận

Khi trẻ nóng giận, thường có các biểu hiện ban đầu như: hàm răng nghiến chặt, cơ thể căng thẳng nhịp thở tăng… Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu này, bạn có thể quan sát và giải quyết vấn đề cùng con. Bên cạnh đó, hãy giúp chúng hiểu chúng phải làm gì cho đúng trong tình huống này thay vì cáu giận ngược lại với trẻ.

Cách cư xử khi trẻ giận dữ

Dạy trẻ hiểu giới hạn ngay từ nhỏ

Bố mẹ luôn cố gắng làm tất cả cho cái nhưng không nên vì thế mà luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bé. Nếu bạn quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, thì bé sẽ có suy nghĩ mọi người đều phải chiều theo suy nghĩ của bé. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì vậy, nói ‘không’ với bé trong một số trường hợp là cần thiết để bé biết giới hạn của mình.

Dạy trẻ cách giao tiếp

Dạy trẻ các giao tiếp giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, cũng như giúp trẻ có thể kiềm chế được cơn giận. Hãy dạy cho bé cách thể hiện tình cảm bằng thái độ bằng lời nói của mình thay vì chửi bậy. Bạn có thể giải thích hoặc cho bé thấy cách ứng xử trong mọi trường hợp, những câu trẻ nên nói trong trường hợp nào…Điều đó giúp trẻ hiểu và loại bỏ thói quen chửi bậy của trẻ.

Không nài nỉ, nuông chiều bé

Tránh nài nỉ, van xin hoặc nhượng bộ, nuông chiều để bé nhanh qua cơn ‘thịnh nộ’. Nếu bạn mềm lòng mỗi khi con gào khóc nghĩa là bạn đang trở nên quá nhu nhược, nuông chiều con. Bạn có thể ngay lập tức chấm dứt con khóc lóc ở bé nhưng chuyện này sẽ lặp lại nhiều trong tương lai gần, một khi bé biết cứ khóc đòi là sẽ được đáp ứng. Còn nếu bạn ‘lơ’ bé đi thì ‘màn kịch nước mắt’ của bé sẽ sớm chấm dứt.

Đừng bao giờ ‘hối lộ’ bé với thứ bé đòi hoặc chiều theo mọi sở thích của bé chỉ để ngăn cơn giận. Vì làm như vậy sẽ chỉ khiến cho bé thường xuyên nổi cáu chỉ để đòi được những gì bé muốn.

Đánh lạc hướng

Nếu bé nhà bạn đang nổi giận, tốt nhất là bạn nên nhanh chóng làm bé phân tâm bằng cách chỉ cho bé thấy một thứ gì khác. Một cách làm bé ngay lập tức bình tĩnh là cùng ngồi xuống, chỉ cho bé hình ảnh thú vị trong sách hay trên tivi... Các bé rất dễ bị phân tán tư tưởng bởi những thứ xung quanh và cũng nhanh chóng quên đi nguyên nhân tức giận vừa xảy tới. Đây là cách dễ dàng mà hiệu quả để làm bé hết cáu giận.

Tôn trọng trẻ

Trẻ con cũng có nhu cầu được tôn trọng. Ngay cả khi chúng không tốt, bạn cũng hãy chỉ ra những điểm tốt của trẻ để chúng hiểu rằng vốn dĩ chúng là một đứa trẻ ngoan. Thậm chí, ngay cả khi chúng cư xử không tốt, bạn cũng nên tôn trọng bé. Như thế, bé sẽ hiểu bạn muốn bé làm gì, và lấy đó làm tấm gương khi bạn cư xử bình tĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành những lời khen cho trẻ khi chúng làm tốt để trẻ biết được đó là điều trẻ nên làm.

Chọn thời điểm để giải thích

Hầu hết các bậc cha mẹ cố gắng giải thích với đứa trẻ khi chúng tức giận. Điều này không mang lại hiệu quá vì chỉ làm bé phản ứng mạnh hơn. Thay vì tranh cãi, giải thích khi bé đang tức giận, bạn nên để trẻ bình tĩnh lại, sau đó mới giải thích cho trẻ hiểu. Khi bình tĩnh, bé mới có thể lắng nghe, suy ngẫm và hiểu những gì bố mẹ nói.

Không làm tấm gương xấu cho trẻ

Trẻ em chưa thực sự ý thức được tất cả mọi chuyện, cũng như chúng không thể tự phân tích rõ ràng sự đúng sai của một vấn đề. Vì thế, trẻ con thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu khi tức giận bạn không kiểm soát được hành vi của mình mà la hét hoặc đánh mắng người khác thì con của bạn cũng sẽ học tập cách cư xử này của người lớn. Chính vì thế, bạn phải kiểm soát hành vi của mình ngay cả khi bạn đang tức giận nếu không muốn con bạn có hành vi xấu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật