Nếu có 1 trong những dấu hiệu này, chứng tỏ bạn đã dạy con quá nghiêm khắc, cần nới lỏng kỷ luật hơn

Nghiêm khắc có thể khiến con vâng lời cha mẹ nhưng bên cạnh đó là loạt tác dụng phụ mà cha mẹ chưa chắc đã biết.

Nhiều cha mẹ cực kỳ nghiêm khắc trong việc kỷ luật con cái vì cho rằng nghiêm khắc thì con sẽ ngoan ngoãn và cư xử đúng mực hơn. Nhưng sự thực là có sự khác biệt rất lớn giữa việc nghiêm khắc và quá khắt khe với con trẻ. Và nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có thể sẽ để lại hậu quả tiêu cực như: nguy cơ gây ra những hành vi sai trái và tự ti hơn cho con cái.

Dưới đây là 15 dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang quá khắt khe với con. Cùng xem bạn có rơi vào số đó không nhé:

1. Đặt ra quá nhiều quy tắc

Quá nhiều quy tắc không bao giờ là một dấu hiệu tốt trong quá trình nuôi dạy con cái. Bởi vì bạn sẽ không có cách nào để theo dõi hoặc thực hiện được tất cả các quy tắc đặt ra. Thay vào đó, hãy đặt ra ít quy tắc hơn và tập trung vào các quy tắc quan trọng. Hãy nhất quán trong việc củng cố và thường xuyên nhắc nhở con cái thực hiện đúng các quy tắc đó, ấy mới là điều quan trọng nhất.

2. Đe dọa con quá đáng

Những lời đe dọa suông chỉ có tác dụng ngược là khuyến khích bọn trẻ có hành vi sai trái hơn mà thôi (Ảnh minh họa).

Những lời đe dọa suông chỉ có tác dụng ngược là khuyến khích bọn trẻ có hành vi sai trái hơn mà thôi (Ảnh minh họa).

Điều gì đã khiến bạn đe dọa rằng sẽ ném bọn trẻ ra khỏi nhà khi chúng làm điều gì đó sai trái? Những lời đe dọa suông và vô nghĩa đó chỉ có tác dụng ngược là khuyến khích bọn trẻ có hành vi sai trái hơn mà thôi. Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi phát ngôn ra những câu hăm dọa bọn trẻ một cách quá đáng.

3. Vượt quá ranh giới của cha mẹ

Có một đường ranh giới rất mong mong giữa sự kiểm soát vừa đủ và quá nhiều của cha mẹ. Chắc chắn là cha mẹ nên đặt ra các quy tắc cư xử cũng như quy tắc an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lùi lại một bước trước ranh giới này để cho phép trẻ tự lựa chọn dựa trên sở thích của chúng. Đừng nói không một cách nhanh chóng, thay vào đó, hãy thảo luận và cùng con cân nhắc các khía cạnh trước khi quyết định phải làm gì.

4. Dùng tình yêu để đe dọa con

Tình yêu của cha mẹ luôn là vô điều kiện ngay cả khi họ đặt ra các kỳ vọng và những giới hạn cho con cái. Đừng đe dọa con cái bằng cách sử dụng tình yêu của mình với con như một đòn bẩy. Đừng bao giờ nói những câu làm tổn thương con cái như “Con làm điều này vì con không yêu bố mẹ” mà thay vào đó hãy nói “Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương con, nhưng bố mẹ hi vọng con sẽ cư xử theo cách này”.

5. Không để ý những gì bạn nói

Hãy cẩn thận với những gì bạn nói với con vì bất kể với giọng điệu nào thì những gì bạn nói vẫn có thể làm tổn thương cảm xúc của con. Hãy bình tĩnh và suy nghĩ lại mọi thứ trước khi đối mặt với con, lựa chọn từ ngữ một cách khôn ngoan để bạn không vô tình nói ra điều gì đó vô nghĩa trong giây phút nóng giận.

6. Không hướng dẫn nhưng lại hay ra lệnh

Đừng ra lệnh cho con khi bạn muốn yêu cầu chúng thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nào đó trẻ em cần biết rằng cha mẹ luôn đứng sau họ dù chuyện gì xảy ra. Vì vậy, đừng để chúng tự lo cho bản thân mà không giúp đỡ hay đưa ra những hướng dẫn riêng để con có thể làm mọi việc theo cách tốt hơn.

7. Thường xuyên cằn nhằn

Nhiều cha mẹ hay cằn nhằn, chì chiết hoặc nhắc nhở con cái phải làm mọi việc theo ý mình (Ảnh minh họa).

Nhiều cha mẹ hay cằn nhằn, chì chiết hoặc nhắc nhở con cái phải làm mọi việc theo ý mình (Ảnh minh họa).

Mặc dù không thường xuyên dọa nạt con cái một cách quá đáng để chúng thực hiện điều gì đó nhưng nhiều cha mẹ lại hay cằn nhằn, đay nghiến, chì chiết hoặc nhắc nhở con cái phải làm mọi việc theo ý mình. Và nếu điều này đúng với cách bạn nuôi dạy con thì bạn có thể nằm trong danh sách những bậc cha mẹ quá nghiêm khắc với con.

8. Phá vỡ mối quan hệ giao tiếp với con

Bạn có thể tự vỗ ngực và khen bản thân vì đã khiến con cái vâng lời mình. Nhưng nếu con bạn không còn muốn tâm sự hay nói chuyện với bạn nữa thì đây chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã quá khắt khe với con.

9. Con không dẫn bạn bè về nhà nữa

Nếu bạn thường xuyên nhắc nhở, chỉ trích hay mắng mỏ con cái trước mặt bạn bè chúng hay thích đưa ra những câu hỏi thăm dò và dồn chúng vào thế bí thì không có gì là lạ khi con bạn không còn muốn dẫn bạn bè về nhà nữa.

10. Không để con giải thích

Hãy để cho trẻ có cơ hội lên tiếng về ý kiến của chúng. Kể cả bạn không đồng ý với ý kiến của chúng thì hãy luôn luôn lắng nghe và cho phép chúng nói ra điều mình suy nghĩ.

11. 'Con phải ham học hỏi và không được chơi bời'

Tất cả trẻ em đều cần có thời gian thư giãn, thoải mái giống như người lớn. Tất nhiên là khi còn bé, trẻ em giống như những miếng bọt biển, có thể ngấm mọi thứ thông qua quá trình học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là khuyến khích trẻ học hành chứ không phải làm điều này mọi lúc mọi nơi. Phải có sự cân bằng giữa thời gian chơi và thời gian học để không tạo ra áp lực quá mức cho chúng.

12. Cha mẹ là người duy nhất được làm điều gì đó

Nhiều người không cho phép con mình lên mạng ngay cả khi có sự giám sát của cha mẹ, trong khi đó mình thì vẫn làm việc này hàng ngày. Việc cấm đoán con tiếp cận với những tiến bộ của khoa học không khiến con bạn ngoan hơn mà bạn chỉ đang vô tình khuyến khích chúng làm điều đó sau lưng mình.

13. Nói KHÔNG với mọi thứ

Đừng nói 'không' với con cái khi mà bạn chưa đưa ra được lý do hợp lý (Ảnh minh họa).

Đừng nói 'không' với con cái khi mà bạn chưa đưa ra được lý do hợp lý (Ảnh minh họa).

Hãy giải thích cho chúng biết vì sao bạn cấm chúng làm điều gì đó. Đừng trở thành ông bố, bà mẹ quá nghiêm khắc khi không chịu mở cho con cái cơ hội để đàm phán hay thỏa hiệp.

14. Nguyên tắc là nguyên tắc

Việc đặt ra các nguyên tắc và yêu cầu con cái thực hiện chúng một cách nhất quán là điều cần thiết để thiết lập và duy trì kỷ luật cho con. Tuy nhiên, hãy cân nhắc để có thể linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các nguyên tắc đã đặt ra vào những tình huống đặc biệt.

15. Độc đoán nhưng không quyết đoán

Có sự khác biệt lớn giữa 2 kiểu bố mẹ độc đoán và quyết đoán. Cha mẹ quyết đoán sẽ cho con thấy được những kỳ vọng của mình một cách rõ ràng nhưng nó được thực hiện bằng tình yêu sự ấm áp và quan tâm đến con cái. Trong khi đó, cha mẹ độc đoán là những người đang kiểm soát và đòi hỏi con cái một cách quá đáng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật