Nghiên cứu khoa học mới: Con sinh ra càng giống bố thì lớn lên càng khỏe mạnh

Nếu đứa trẻ sinh ra giống bố thì người bố đó có thể tự tin về mặt sinh học rằng đứa bé đó chắc chắn là con của mình.

Mối quan hệ cha - con luôn là mối quan hệ ràng buộc mật thiết, sâu sắc không kém mẹ và con. Để minh chứng cho điều này, mới đây một nghiên cứu khá thú vị đã được đăng trên tạp chí Journal of Health Economics. Theo đó, con của các bà mẹ đơn thân khi sinh ra càng giống bố thì lớn lên sẽ khỏe mạnh hơn so với các bé ít giống bố.

Đứa trẻ sinh ra giống bố có nhiều khả năng sức khỏe tốt hơn sau 1 năm chào đời (Ảnh minh họa).

Đứa trẻ sinh ra giống bố có nhiều khả năng sức khỏe tốt hơn sau 1 năm chào đời (Ảnh minh họa).

Để lý giải cho kết quả này, Giáo sư - Tiến sĩ Solomon Polachek, thành viên nhóm nghiên cứu và hiện đang công tác tại Đại học Binghamton, New York (Mỹ) cho biết: "Các ông bố đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ và góp phần cải thiện sức khỏe thể chất của bé ngay từ những năm đầu đời".

Theo Tiến sĩ Polachek, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nếu đứa trẻ sinh ra giống bố thì người bố đó có thể tự tin về mặt sinh học rằng đứa bé đó chắc chắn là con của mình, đặc biệt là với những gia đình không có người cha sống cùng vì 1 lí do nào đó. Việc bố dành thêm thời gian quan tâm, chăm sóc con đẻ của mình thì không có gì lạ, nó giúp người bố có thêm thời gian, cơ hội để phát huy bản năng làm cha, tìm hiểu và phát hiện nhu cầu tình cảm kinh tế của con cái. Ngược lại trẻ sơ sinh khi nhận được sự chăm sóc, tình cảm của cha nhiều hơn cũng sẽ giúp vấn đề sức khỏe được cải thiện, giảm các nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng, các nhu cầu của bé cũng được bố đáp ứng tốt hơn.

Nếu đứa trẻ sinh ra giống bố thì người bố đó có thể tự tin về mặt sinh học rằng đứa bé đó chắc chắn là con của mình và dành nhiều thời gian cho con hơn.

Nếu đứa trẻ sinh ra giống bố thì người bố đó có thể tự tin về mặt sinh học rằng đứa bé đó chắc chắn là con của mình và dành nhiều thời gian cho con hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ theo dõi những đứa trẻ là con của các bà mẹ đơn thân, những bé không sống cùng với bố và các gia đình mà người bố đóng vai trò mờ nhạt. Còn những em bé được sinh ra và lớn lên có cả bố và mẹ ở cùng một nhà thì không chịu ảnh hưởng của nghiên cứu, bởi các ông bố này đảm bảo tư cách làm cha của mình và dành nhiều thời gian cho con hơn.

Kết luận dựa trên cuộc khảo sát hơn 700 em bé là con của các bà mẹ không kết hôn và sống với mẹ, ít sống với bố. Sau khi theo dõi những em bé này trong hơn 1 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bé được coi là giống bố ngay từ khi sinh ra thì được bố đến thăm nhiều hơn 2,5 ngày/tháng so với các bé ít giống bố.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sức khỏe của những đứa trẻ giống bố của chúng được cải thiện đáng kể bởi khi người bố dành thêm thời gian đến thăm con đồng nghĩa với việc bé được quan tâm nhiều hơn, và như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.

Những phát hiện này rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến việc nhận thức rõ hơn về vai trò của người cha trong các gia đình mà người mẹ là người chăm sóc chính cho bé. Bởi trẻ em được sinh ra và lớn lên trong các gia đình thiếu sự có mặt của người cha thường gặp nhiều khó khăn hơn, thậm chí bất lợi còn theo trẻ suốt đời nên nghiên cứu này sẽ giúp tác động nhiều hơn đến việc cả cha và mẹ đều cần chung tay chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Sau khi kết quả được công bố, một số chính sách hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích người cha thường xuyên vắng mặt nên dành nhiều thời gian hơn cho con của họ, không chỉ để tăng sợi dây liên kết giữa cha và con mà còn để cải thiện sức khoẻ của các bé ngày từ khi mới sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật