Tác hại kinh hoàng khi dùng tiền làm phần thưởng cho con

Nảy sinh tâm lý đòi hỏi, thụ động trong mọi việc, sa đà vào những mức tiền thưởng là những tác hại thường thấy khi cha mẹ thưởng tiền cho con trẻ.

Trong quá trình giáo dục con trẻ, việc thưởng – phạt cho con như thế nào luôn là vấn đề mà nhiều phụ huynh băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ nhiều. Đặc biệt, thưởng tiền cho bé thế nào để phù hợp, khuyến khích sự phát triển của trẻ, ngăn chặn những hệ luy tiêu cực luôn được nhiều gia đình quan tâm. Tiền đã trở thành một trong những phần thưởng được nhiều người áp dụng hiện nay cho những đứa con của mình. Tuy nhiên, đây là vấn đề ẩn chứa nhiều nguy hại cho sự phát triển của trẻ sau này.

Tiền thưởng cho trẻ - con dao 2 lưỡi

Trên thực tế, việc thưởng tiền khi con làm được việc tốt, đạt điểm cao trong học tập trong những kì thi quan trọng thường mang tính tiêu cực hơn là tích cực. Theo các nhà tâm lý, ban đầu việc thưởng tiền sẽ đạt được hiệu quả. Nguyên do là vì trẻ em thường rất thích phần thưởng, việc thưởng tiền sẽ khiến các em có động lực học hành, trở nên tích cực và phấn chấn hơn.

Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, khi sử dụng cách thưởng này cho con em mình, cha mẹ cần phải biết lượng tiền thưởng thế nào cho phù hợp và áp dụng cách này trong thời gian bao lâu là thích hợp... Nếu không, thưởng tiền cho trẻ sẽ trở thành con dao hai lưỡi, chứa đựng nhiều nguy hại tiềm ẩn dến sự phát triển tính cách cũng như nhận thức của trẻ sau này.

Nguy hại khi cho mẹ thưởng tiền cho con

- Nảy sinh tâm lý đòi hỏi: Khi trẻ được bố mẹ thưởng bằng tiền thì rất dễ phát sinh tâm lý đòi hỏi lần thưởng tiền sau phải nhiều hơn lần trước. Từ đó, sau này sẽ dần dần khiến trẻ hiểu rằng những việc này sẽ mang tính trao đổi thiệt hơn, khi trẻ có tiền thì mới cố gắng, nếu không trẻ sẽ trở nên ỷ lại, tâm lý phụ thuộc và phát sinh thái độ bướng bỉnh, luôn cáu gắt, không nghe lời cha mẹ.

- Trẻ thụ động hơn: Việc thưởng cho trẻ bằng tiền sẽ làm nảy sinh tâm lý không tự giác, thụ động để chờ được thưởng tiền và trẻ có thể ra điều kiện với bố mẹ, để được thưởng nhiều tiền hơn. Như vậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ không có tinh thần học tập, cố gắng vươn lên, học hỏi để hoàn thiện bản thân mà chỉ phụ thuộc vào những mức thưởng tiền của bố mẹ để từ đó lấy làm động lực học tập. Trong khi thực tế, không phải lúc nào cho mẹ cũng có tiền để thưởng cho trẻ.

- Trẻ sử dụng tiền chưa đúng đắn: Vô hình chung cha mẹ đã đẩy trẻ vào tình huống phải biết cách quản lý tiền bạc Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em chưa hề biết sử dụng tiền thế nào cho đúng đắn. Thay vì chỉ để tâm đến việc thưởng cho trẻ bao nhiêu tiền thì đủ và cho bao nhiêu lần, cha mẹ cũng cần phải khéo léo dạy trẻ cách chi tiêu và sử dụng tiền phù hợp, tránh để trẻ sa đà sử dụng tiền vào mục đích không đúng đắn.

Thưởng cho trẻ thế nào thì phù hợp?

Theo các nhà tâm lý học, tiền là phần thưởng nên được các bậc phụ huynh xếp vào vị trí cuối cùng trong danh mục những phần thưởng có thể lựa chọn. Phụ huynh hoàn toàn có thể tìm kiếm những cách thưởng khác mang tính thiết thực và hữu ích hơn thay vì thưởng tiền cho con em mình.

Để động viên trẻ trong học tập, cha mẹ chỉ cần khen ngợi đồng thời ghi nhận cố gắng của con, khen con một cách tế nhị, chừng mực và nói lên niềm tự hào của mình đối với con. Bạn nên sử dụng những phần thưởng gần gũi với con thay cho việc sử dụng tiền mặt. Bạn có thể lựa chọn một quyển sách thú vị, cuốn truyện hay hoặc đồ chơi mà bé ưa thích, có thể là một buổi đi chơi vào dịp cuối tuần...

Vào thời kỳ tổng kết năm học, nếu trẻ có thành tích học tập tốt, phụ huynh có thể thưởng cho trẻ bằng một chuyến đi biển dịp nghỉ hè cùng cả gia đình Chuyến đi này sẽ có tác dụng kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gắn bó đồng thời làm cho trẻ cảm thấy tự hào về bản thân và cố gắng hơn nữa trong những kỳ học tiếp theo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật