Tầm quan trọng của kỹ năng sống với trẻ cha mẹ nhất định phải biết

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trang bị vốn sống cho trẻ là một điều cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp trẻ ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Không chỉ vậy, kỹ năng sống còn giúp trẻ không bị rối trí hay hoang mang khi đối mặt trước những khó khăn trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của kỹ năng sống với trẻ

Các cụ ta có câu ‘trên thông thiên văn, dưới tường địa lý’ để nói về một người giỏi giang, cái gì cũng có thể biết, có thể ứng phó trước mọi tình huống. Thế nhưng ngày nay, hầu như các bậc phụ huynh thường chú trọng đến việc cho trẻ học văn hóa: toán, văn, ngoại ngữ, tin học... mà quên rằng cần phải cho trẻ học thêm cả kỹ năng sống.

Kỹ năng sống đối với trẻ là một điều cực kỳ quan trọng. Kỹ năng sống luôn rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ.

Kỹ năng sống giúp trẻ không bị rối trí hay hoang mang

Kỹ năng sống giúp trẻ không bị rối trí hay hoang mang

- Ứng phó khi gặp tai nạn: Khi tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì mọi việc giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích và xâm hại hay bắt cóc. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

- Lường trước nguy cơ hiểm họa: Nhiều tình huống tiềm tàng mối hiểm nguy. Nếu trẻ biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. Ví dụ, có người lạ rủ đi ăn, ăn xong, trúng thuốc mê và tỉnh dậy thì đã bị bắt cóc hay xâm hại…

- Kỹ năng sử dụng vật dụng nguy hiểm và sơ cứu: Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống như: dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Không chỉ cần biết cách sử dụng những vật dụng này, trẻ còn cần biết tự sơ cứu khi bị vật dụng làm tổn thương.

- Kỹ năng khám phá và áp dụng hiểu biết vào cuộc sống: Thực tế, trẻ ngày nay dùng máy tính rất giỏi, thao tác gì cũng biết nhưng chưa thực sự tự tin và ‘biết tuốt’như trên bàn phím. Do đó, việc giúp trẻ ứng dụng những kiến thức, hiểu biết trên mạng và trong sách vở vào thực tế là rất quan trọng. Có như vậy, trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ như những ‘tiến sỹ giấy’ trong cuộc sống thực.

- Kỹ năng thể hiện: Thông thường, trẻ sẽ tự tin thể hiện những hiểu biết của mình trong cuộc sống Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, trẻ tự ti, rụt rè trước hiện thực dù có vốn kiến thức khá tốt để ứng dụng trong thực tế. Một giải pháp trong trường hợp này là bố mẹ cần nói chuyện nhiều hơn với trẻ, giải đáp những khó khăn lo âu của trẻ. Thậm chí, có thể cho trẻ tham gia khóa học ngôn ngữ, thuyết trình.

Lưu ý khi cho trẻ học các lớp kỹ năng sống

Về lớp học:

- Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có kinh nghiệm trong việc truyền đạt và hướng dẫn cho học sinh.

- Giáo trình giảng dạy khoa học, hợp lý, gần gũi với thực tế cuộc sống.

- Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ tiện nghi để tạo nên môi trường học tập thoải mái, thuận lợi.

- Có sự quan tâm, tư vấn kết nối giữa nơi đào tạo và bạn trong việc cùng theo dõi, giáo dục trẻ.

Học phí: Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng sống, cũng có nhiều mức học phí khác nhau. Bạn cân nhắc, so sánh thỏa đáng trước khi lựa chọn lớp học cho trẻ.

Không nên quá kỳ vọng: Một số nghiên cứu cho thấy, một thói quen tốt hay một kỹ năng tốt chỉ có thể được hình thành ít nhất sau 21 lần lặp đi lặp lại liên tục. Do vậy những lớp học ngắn ngày chỉ đủ để làm cho trẻ hào hứng mà chưa đủ để hình thành nên kỹ năng. Phụ huynh hãy xác định đó chỉ là một buổi sinh hoạt vui chơi chứ không nên kỳ vọng nhiều vào các kỹ năng mà trẻ sẽ có.

Xác định tình hình sức khỏe, tính cách của con: Để lựa chọn khóa học phù hợp, trước hết bạn cần hiểu rõ về sức khỏe cũng như tính cách của trẻ. Xem trẻ có điểm mạnh, điểm yếu gì, từ đó xác định mục tiêu bồi dưỡng cho con. Chẳng hạn, nếu trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp, có thể cho trẻ tham gia các nhóm dã ngoại để tăng cơ hội kết bạn, học kỹ năng giao tiếp ở hình thức học mà chơi...

Trang bị vật dụng cá nhân: Khi lựa chọn được khóa học, bạn cũng nên chuẩn bị cho trẻ những vật dụng cá nhân để tránh việc thiếu những vật dụng cá nhân làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Chẳng hạn như, khi cho trẻ học bơi, cần trang bị đầy đủ phụ kiện bơi cơ bản như kính bơi, trang phục bơi, áo phao…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật