Tìm hiểu lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

1. Lo âu là gì?

Lo lắng là một trạng thái bình thường Tuy nhiên luôn luôn có cảm giác lo lắng bồn chồn quá mức lại trở thành bệnh lý - gọi là rối loạn lo âu toàn thể hoá (GAD) Nếu mắc lo âu bạn hay dễ rơi vào trạng thái lo lắng căng thẳng hoặc lúc nào cũng cảm thấy bồn chồn không yên.

Những bệnh như viêm đại tràng hen suyễn tăng huyết áp bệnh tim đau đầu đều có mối liên hệ mật thiết với chứng rối loạn lo âu này.

Lo âu thường có cảm giác bồn chồn

Lo âu thường có cảm giác bồn chồn

Triệu chứng thường gặp

Rối loạn lo âu toàn thể hoá thường gây căng thẳng và lo lắng. Những triệu chứng khác như bồn chồn không yên, mệt mỏi, khó tập trung, thấy khó chịu, căng cơ khó ngủ run tay đau đầu tim đập mạnh khó thởmồ hôitrầm cảm

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nếu thấy căng thẳng khi làm việc lẫn khi ở nhà, thì bạn có thể đang mắc bệnh lo âu Bạn cũng dễ mắc lo âu nếu bản thân hay mong đợi những điều hoàn hảo, luôn thấy mệt mỏi ngột ngạt, từng trải qua những việc tồi tệ, nguy hại, đang có bệnh lý thực thể, đang cai nghiện rượuma túy hoặc bị bạo hành khi còn nhỏ.

Lo âu do sử dụng đồ uống chứa chất kích thích..

Lo âu do sử dụng đồ uống chứa chất kích thích..

Trong một số trường hợp, có thể thường xuyên thấy lo lắng do gặp cơn hoảng loạn hoặc bị ám ảnh sợ.

Lo âu có thể nặng hơn nếu bạn lạm dụng caffeine rượu nicotine, thuốc giảm cân và các thuốc điều trị cảm lạnh hoặc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi đang cảm thấy lo âu.

3. Điều trị

Các dạng lo âu khác ngoài rối loạn lo âu toàn thể hoá, cơn hoảng loạn ám ảnh sợ hãi bao gồm rối loạn ám ảnh cưỡng chế rối loạn stress sau sang chấn rối loạn căng thẳng cấp tính, lo âu do dùng các chất kích thích hoặc lạm dụng ma tuý và lo âu gây ra do bệnh thực thể hay tác dụng phụ của thuốc.

 Các loại thuốc gây lo âu gồm corticosteroids thuốc chống trầm cảm Uống quá nhiều chất chứa caffeine có thể càng làm lo âu nặng thêm.

Bạn cũng có thể giảm các triệu chứng bằng các cách trao đổi, chia sẻ (liệu pháp tâm lý) và những biện pháp khác để đỡ cảm thấy áp lực và bớt căng cơ (phản hồi sinh học, thư giãn) tập thể dục đều đặn, như đi bộ, bơi lội, có thể làm giảm căng thẳng

Chế độ sinh hoạt phù hợp để chứng lo âu không còn

Chế độ sinh hoạt phù hợp để chứng lo âu không còn

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Trao đổi với bác sĩ về tất cả những loại thuốc bạn uống

Uống thuốc theo chỉ dẫn, và báo ngay với bác sĩ khi có tác dụng phụ

Tập thể dục đều đặn

Có chế độ ăn uống hợp lý

Thay đổi cách sinh hoạt để giảm căng thẳng, như tham gia một nhóm hỗ trợ nếu bạn thấy có ích.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật