Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế tiếng Anh: Obsessive-Compulsive Disorder - OCD là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến stress Bệnh còn có tên khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Người bị ảnh hưởng của bệnh có những ý nghĩ và hành vi lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được chẳng hạn rửa tay hàng chục lần mặc dù tay đã sạch hay dành quá nhiều thời gian để sắp xếp đồ vật trong nhà quá mức gọn gàng cần thiết.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Nhưng sẽ là bệnh thật sự nếu nó quá mức độ cần thiết và gây đau khổ Mức độ của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng nhưng nếu bị nặng mà không được điều trị sẽ làm thoái hóa khả năng làm việc học tập thậm chí làm người bệnh không thoải mái trong chính căn nhà của mình, họ có thể mất vài giờ một ngày chỉ để thực hiện các hành vi cưỡng chế.

Mặc dù các triệu chứng điển hình của rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh niên hoặc đầu trưởng thành, tuy nhiên cũng có tới một phần ba khởi phát khi còn nhỏ tuổi thậm chí có những đứa trẻ mắc bệnh trước tuổi đi học.

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

 - Rối loạn ăn uống

 - Cưỡng bức cờ bạc

 - Rối loạn hình thái cơ thể (Mặc cảm ngoại hình)

 - Rối loạn tự kỷ

 - Chứng giật nhổ tóc

 - Cưỡng bức mua sắm

 - Chứng ăn cắp vặt.

Người bệnh thường có suy nghĩ và hành vi lặp lại vô nghĩa

Người bệnh thường có suy nghĩ và hành vi lặp lại vô nghĩa

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

- Gen

Nghiên cứu trên những cặp sinh đôi cho thấy sự liên hệ giữa căn bệnh này và yếu tố di truyền, theo đó gen ảnh hưởng đến từ 45 đến 65% cặp sinh đôitrẻ em và 27 đến 47% cặp sinh đôi là người trưởng thành, điều này có nghĩa là nếu một người trưởng thành mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế và họ có anh (chị) em sinh đôi thì nguy cơ người anh (chị) em đó mắc bệnh là từ 27 đến 47%. 

- Tính cách

Xét từ góc độ tính cách người cầu toàn dễ bị mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế tuy nhiên không được nhầm lẫn sự khác biệt cơ bản giữa họ bởi vì không phải người cầu toàn nào cũng bị bệnh này, với những người luôn mong trở thành hoàn hảo sự khác biệt là ở chỗ hành vi mang tính ép buộc thường phục vụ một mục đích có giá trị như là thành công trong công việc, nó khác với những ám ảnh và các hành vi mang tính chất nghi lễ của người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không đem lại lợi ích thực tế.

Cách điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các phương pháp chữa trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) phổ biến là:

- Dùng thuốc

Những thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy loại thuốc tác động lên chất dẫn truyền thần kinh serotonin có hiệu quả cao trong việc làm giảm triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Loại đầu tiên thuộc dòng thuốc SRI (serotonin re-uptake inhibitor) được cho phép để điều trị bệnh này là thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Các phương pháp điều trị như hành vi trị liệu

Các phương pháp điều trị như hành vi trị liệu

- Trị liệu hành vi

Tâm lý trị liệu truyền thống chữa trị thông qua việc tập trung giúp bệnh nhân phát triển khả năng thấu hiểu các rắc rối của bản thân thế nhưng cách này thường không hiệu quả. 

- Tự chăm sóc và hỗ trợ từ phía gia đình

Khi một thành viên trong gia đình mắc bệnh các thành viên khác cần động viên và khích lệ bất kỳ tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất. Tự giúp đỡ theo nhóm đem lại nhiều trợ giúp và khích lệ. Người bệnh được giúp đỡ bằng cách hiểu sâu hơn về căn bệnh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật