Cách lựa chọn thuốc chống trầm cảm để điều trị bệnh có hiệu quả

Nguyên nhân của chứng trầm cảm hiện nay chưa biết rõ nhưng có thể là do tương tác giữa tâm lý và sinh hóa học. Các triệu chứng bệnh biểu hiện qua biến đổi về nồng độ của những chất trung gian thần kinh trung ương, mặc dầu cũng chưa biết chắc đó là nguyên nhân của bệnh. Tuy vậy chính ở trạng thái ấy mà các thuốc chống trầm cảm thông dụng trên lâm sàng phát huy tác dụng.

Có nhiều cách tiếp cận trong điều trị chứng trầm cảm tùy theo mức độ nặng nhẹ và những nguy cơ đối với bệnh nhân. Cách thông thường điều trị là dùng một thuốc chống trầm cảm.

Cách lựa chọn thuốc chống trầm cảm

Với các thuốc cổ điển như amitryptilin, phạm vi sử dụng có phần bị thu hẹp vì tác dụng phụ và do độc tính với tim dễ gây nguy cơ tử vong vì sử dụng quá liều với ý định tự sát. Vài thuốc tìm ra sau đó như loferamin và mianserin có độc tính với tim ít hơn. Tiếp đó các thuốc ức chế chọn lọc sự giữ trở lại serotonin như fluoxetin được sử dụng vì độ an toàn cao hơn.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm

Gần đây các thuốc ức chế sự giữ trở lại noradrenalin và serotonin như venlafaxin đã được chỉ định, cũng như các thuốc ức chế thuận nghịch monoamin oxidase týp A như moclobemid. Và mới đây nữa, các thuốc có đặc điểm sinh hóa học hơi khác biệt với các thuốc cổ điển đã được đưa vào điều trị chứng trầm cảm như: nefazodon, mirtazapin và reboxetin.

Mặc dầu vậy thuốc chống trầm cảm lựa chọn đầu tiên vẫn là các thuốc với cấu trúc ba vòng và các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần cũng đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng thuốc này. Các dẫn chất 3 vòng với tác dụng an thần thì thích hợp hơn cho các bệnh nhân bị kích động và lo âu còn các dẫn chất ít an thần thì lại dùng cho những bệnh nhân vô cảm.

Để giảm tác dụng phụ đến tim có thể cho dùng các thuốc ức chế chọn lọc sự giữ trở lại serotonin, tuy nhiên các thuốc này dễ gây ra tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn và khi mới sử dụng dễ bị rối loạn giấc ngủ

Nếu bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc kể trên, có thể dùng thay bằng  một thuốc khác như lithium, nhất là các thể có triệu chứng hưng cảm. Ngoài ra có thể dùng trong một số trường hợp để kích thích thần kinh trung ương như liothyronin hoặc methylphenidat. Cũng có khi dùng flupenthixol với liều thấp hơn liều điều trị chứng loạn thần.

Chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng có đủ các triệu chứng như trầm cảm ở các lứa tuổi khác. Bình thường, bệnh nhân trầm cảm có nét mặt buồnnếp nhăn mất hoặc mờ đi, không biểu hiện cảm xúc. Người xung quanh nhìn vào dễ nhận thấy đó là vẻ mặt "ngây ngô", ít thay đổi. Tuy nhiên, ở người vị thành niên thì triệu chứng này ít gặp. Thay vào đó là tình trạng dễ nổi cáu, hung hăng, thái độ bất cần, cục cằn, thô lỗ... diễn ra trong vài phút (khoảng 10 phút), đặc biệt khi có điều gì trái ý bệnh nhân. Ngoài ra, các em còn có trí nhớ rất kém, thường bị mất ngủ ăn kém, có ý định và hành vi tự sát...

Trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng có đủ các triệu chứng như trầm cảm ở các lứa tuổi khác

Trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng có đủ các triệu chứng như trầm cảm ở các lứa tuổi khác

Khi bị các rối loạn này, các em cần được điều trị kịp thời và dứt điểm để bệnh không bị nặng lên và tránh tái phát. Thường bắt đầu bằng các liệu pháp tâm lý, nếu sau 4 - 6 tuần không có cải thiện gì thì mới nên dùng thuốc (nên chọn một loại ức chế giữ trở lại noradrenalin và serotonin hoặc lofepramin vì độc tính thấp).

Các em cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm sớm để nhanh chóng khắc phục triệu chứng trầm cảm, sớm hồi phục và học tập trở lại. Nên dùng thuốc chống trầm cảm SSRI kết hợp với thuốc an thần mới để rút ngắn thời gian điều trị tấn công. Có thể dùng sertraline và olanzapin, uống vào buổi tối.

Sertralin (zoloft, zosert, serenata, utralen) là thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI. Đây là thuốc chống trầm cảm có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, không độc với tim gan thận hệ tạo máu... nên dễ sử dụng. Tác dụng phụ chủ yếu là đầy bụng mệt mỏi trong 1 tuần đầu dùng thuốc Có thể khắc phục tác dụng phụ một cách đơn giản bằng cách khởi đầu liều thấp uống thuốc sau bữa ăn uống sữa tươi.

Olanzapin (ziprexa, oleanzrapitab, zapnex, ozip, fonzepin) là thuốc an thần mới nhưng có tác dụng chống trầm cảm nhẹ, gây ngủ và kích thích ăn ngon miệng. Thuốc không độc với gan thận, cơ quan tạo máu... và rất ít tác dụng phụ dùng thuốc này là để cắt đứt ý định và hành vi tự sát (nếu có), giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn, ăn ngon hơn, chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên, nếu điều trị lâu dài có thể gây béo phì cho bệnh nhân. Vì thế, khi bệnh trầm cảm đã ổn định có thể ngừng thuốc này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật