Bệnh lo âu - Nguyên nhân và một cách điều trị bệnh 

Lo lắng là một vấn đề rất bình thường đối với mỗi người ai cũng có thể hiện tượng này Tuy nhiên nếu lo lắng một cách thái quá lại trở thành một bệnh lý hay còn gọi là bệnh lo âu. Để hiểu hơn về bệnh bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nguyên nhân bệnh lo âu

Nếu bạn luôn thấy căng thẳng khi làm việc lẫn khi ở nhà, thì bạn có thể đang mắc bệnh lo âu.

Bạn cũng dễ mắc lo âu nếu bản thân hay mong đợi những điều hoàn hảo luôn thấy mệt mỏi ngột ngạt từng trải qua những việc tồi tệ, nguy hại, đang có bệnh lý thực thể, đang cai nghiện rượuma túy hoặc bị bạo hành khi còn nhỏ.

Bệnh lo âu có thể xảy ra khi bạn lo lắng quá mức

Bệnh lo âu có thể xảy ra khi bạn lo lắng quá mức

+ Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể thường xuyên thấy lo lắng do gặp cơn hoảng loạn (lo lắng quá mức trong một số tình huống nhất định) hoặc bị ám ảnh sợ (lo âu do sợ một số thứ như sợ độ cao, sợ xã hội như sợ nói trước đám đông).

+ Lo âu có thể nặng hơn nếu bạn lạm dụng caffeine rượu nicotine thuốc giảm cân và các thuốc điều trị cảm lạnh hoặc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi đang cảm thấy lo âu.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

+ Giới tính: Phụ nữ thường dễ bị lo lắng quá mức hơn đàn ông

+ Chấn thương: Nếu trẻ em từng bị lạm dụng hay chấn thương, hoặc chứng kiến một sự việc đau thương nào đó khi còn nhỏ, thì trẻ rất có nguy cơ bị bệnh rối loạn lo lắng. Nếu bạn là người lớn nhưng trong quá khứ lại từng chịu đựng những việc trên thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Chứng kiến một sự việc đau thương khi còn nhỏ cũng là nguy cơ cao mắc bệnh

Chứng kiến một sự việc đau thương khi còn nhỏ cũng là nguy cơ cao mắc bệnh

+ Căng thẳng do bệnh tật: Nếu đang mắc một bệnh nghiêm trọng nào đó, bạn sẽ có nhiều vấn đề cần lo lắng hơn bình thường, như việc điều trị hay cuộc sống tương lai.

căng thẳng quá độ: Một biến cố lớn hay một cú sốc bất ngờ trong cuộc sống có thể làm bạn lo lắng quá mức - ví dụ như một người thân của bạn qua đời hay gia đình suy sụp tài chính.

+ Tính cách: Người có một số tính cách nhất định dễ bị lo âu hơn người khác.

+ Bệnh lý tâm thần khác: Ví dụ như trầm cảm

+ Quan hệ huyết thống với người bị rối loạn lo âu: Bệnh lý này có thể di truyền trong gia đình.

+ Sử dụng, lạm dụng hoặc cai nghiện ma túy và rượu bia: Có thể gây ra lo âu hoặc khiến bệnh nặng hơn.

Sử dụng, lạm dụng rượu bia sẽ khiến bệnh nặng hơn

Sử dụng, lạm dụng rượu bia sẽ khiến bệnh nặng hơn

Cách điều trị bệnh lo âu

+ Sử dụng các loại thuốc điều trị như: Benzodiazepines, chẳng hạn như alprazolam, lorazepam, clonazepam và các thuốc chống lo âu khác như buspirone. Lưu ý rằng những thuốc này đều gây tác dụng phụ và có thể gây nghiện.

+ Bạn cũng có thể giảm các triệu chứng bằng các cách trao đổi, chia sẻ (liệu pháp tâm lý) và những biện pháp khác để đỡ cảm thấy áp lực và bớt căng cơ (phản hồi sinh học, thư giãn).

tập thể dục đều đặn, như đi bộ, bơi lội, có thể làm giảm căng thẳng

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây bạn đã hiểu hơn về bệnh lo âu. Về những nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật