Trò chơi phát triển giác quan trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi nên chú ý

Đó là những trò chơi phát triển thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và thính giác của trẻ.

Chơi các trò chơi giác quan sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo và tính ‘tò mò’ ở trẻ. Hãy tạo cho trẻ có không gian, thời gian được tiếp xúc với các trò chơi tương tác để kích thích giác quan của trẻ, trẻ sẽ tự xây dựng cho mình những kỹ trong các hoạt động cuộc sống của trẻ.

5 hoạt động dưới đây sẽ mang lại cảm giác hấp dẫn, giúp trẻ vui vẻ và mang trẻ đến những điều thú vị:

Thính giác: Qua trò chơi trốn tìm, bạn có thể giới thiệu cho trẻ tên của các đồ chơi, đồ vật, sau đó bạn làm thử cho trẻ 1 lần để trẻ không thấy sợ khi bị bịt mắt. Bạn đưa quy luật như ‘ai làm rơi hay không đoán đúng đồ vật sẽ bị phạt…’. Khi trẻ hiểu và quen rồi, bạn sẽ bịt mắt trẻ để trẻ đoán xem vật đó là gì, hoặc đi quanh phòng xác định đồ vật đó là gì.

Trò chơi này giúp trẻ phát triển thính giác, đồng thời làm tăng tính năng động, sự cẩn thận trong mọi việc của trẻ.

Thị giác: Qua việc tô màu/vẽ màu, bạn có thể chuẩn bị cho trẻ vở tô màu trong đó có những hình mà trẻ đã từng nhìn thấy nhiều lần: con chó, con mèo, con chim, con hổ, con ngựa, con trâu, con bò… Bạn hãy cùng trẻ tô màu/vẽ màu và sau đó hãy gợi ý trẻ dùng trí tưởng tượng để vẽ và tô màu lại những đồ vật, con vật đó. Hãy khích lệ trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành một ‘tác phẩm’ nào đó. Trẻ sẽ rất vui khi được mẹ khen.

Nếu trẻ cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, bạn chỉ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho trẻ (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho trẻ chơi để trẻ không dây bẩn ra nhà. Trò chơi này sẽ giúp phát triển thị giác kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ rất nhiều.

Xúc giác: Qua trò chơi nặn đất, bạn hãy gợi ý trẻ tưởng tượng những con vật, đồ chơi… mà trẻ thích nhất, rồi thông qua việc đó hãy dùng đôi tay của trẻ để vê, lăn tròn, ấn bẹt… Điều này sẽ làm trẻ rất thích thú bởi trẻ được cầm vào ‘đất bẩn’ mà không bị mẹ ‘mắng’ lại còn được mẹ chơi cùng.

Nếu mua đất nặn cho trẻ chơi làm bạn không an tâm vì khi trẻ sờ vào đất, bẩn, không an toàn, mất vệ sinh đặc biệt là sợ trẻ nuốt vào bụng… thì bạn nên cùng trẻ tự tay làm ra những miếng đất nặn đủ sắc màu để cùng trẻ nặn thật nhiều thứ đáng yêu Chỉ cần bột gạo, nước, muối dầu ăn và màu thực phẩm bạn có thể làm thành đất nặn an toàn cho trẻ.

Trò chơi này giúp trẻ phát triển xúc giác, tính tự lập, sự chăm chỉ, niềm vui khi đạt được thành quả và cả tính tiết kiệm nữa.

Khứu giác: Bạn có thể mua cho trẻ một số vật dụng ‘đồ chơi’ làm vườn: đất, xẻng, chậu, bình tưới cây… hay những bông hoa (nhiều loại hoa càng tốt), chậu cây, cỏ… Qua đó bạn hãy cùng trẻ chơi nhập vai bác làm vườn chăm chỉ trồng hoa, khi hoa nở cùng nhau ngửi hoa, bạn có thể tả cho trẻ hương của từng loài hoa. Điều này kích thích trí tưởng tượng và ghi nhớ của trẻ.

Trò chơi này giúp trẻ hiểu được công việc của người làm vườn, giá trị của công việc, đồng thời kích thích trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ và đặc biệt khứu giác của trẻ.

Vị giác: Bạn hãy chuẩn bị những đồ chơi làm bếp để cùng trẻ chơi trò chơi này. Sau đó hãy cùng thực hành nấu những món ăn hàng ngày mà trẻ thường ăn và hướng dẫn trẻ như thế nào vị ngọt, chua, mặn…

Trò chơi này giúp trẻ hiểu được công việc hàng ngày mẹ làm, sẽ biết yêu thương mẹ hơn đồng thời giúp phát triển vị giác của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật