Cách chăm sóc hoa phong lan để hoa nở đẹp và lâu tàn

Cách chăm sóc hoa phong lan giúp cây nở hoa đúng Tết Nguyên Đán là điều được rất nhiều người chơi lan quan tâm bởi cùng với những loại hoa Tết truyền thống như: hoa mai, đào, hồng, cúc... thì hoa phong lan ngày càng được nhiều người lựa chọn để chơi hoa ngày Tết.

Cách chăm sóc hoa phong lan để hoa nở đẹp và lâu tàn 

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc hoa phong lan để cây tiếp tục ra hoa mới, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán. Áp dụng đúng kỹ thuật này, cây phong lan của bạn sẽ bung nở đúng dịp giúp ngôi nhà thêm phần rực rỡ trong những ngày đầu năm mới.

1. Thời điểm chọn giống lan: Trước hết, vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, bạn chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non đưa vào một khu vực riêng. Đây sẽ là những cây phong lan được dùng để trưng Tết. Sau đó, bạn dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK là 10-30-20 để phun kích thích cho phong lan ra hoa. Cứ khoảng 1 tuần bạn lại phun 1 lần.
 
Cách chăm sóc hoa phong lan
 
Cách chăm sóc hoa phong lan
 
2. Sử dụng phân bón: Sau 3-4 lần phun bằng NKP thì nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa (kích cỡ bằng hạt lúa). Vài ngày sau vòi hoa sẽ dài ra khoảng 2-3 cm thì bạn thay bằng loại phân bón lá có tỷ lệ NPK 15-20-30 để bón cho cây.

Loại phân NPK trên thị trường rất đa dạng, thông thường NPK được trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Nếu không biết, bạn có thể hỏi mua tại các cửa hàng bán phân bón cây trồng và nhờ người bán tư vấn nồng độ cũng như khoảng cách giữa các lần tưới cây dựa trên loại phân đã chọn.

Cứ 1 tuần bạn phun 1 lần. Làm như vậy có tác dụng kích thích cho vòi hoa phát triển dài, màu sắc hoa đậm, sáng đẹp, rực rỡ và lâu tàn đồng thời giúp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thối hoa.

3. Chăm sóc lan: Sau khi thay đổi phân bón được khoảng 45-50 ngày (tức là đến khoảng đầu tháng 12 âm lịch) thì cành hoa phong lan đã đạt tiêu chuẩn "xuất vườn" (mỗi cành nở 1-2 hoa), sau đó những hoa phía trên tiếp tục nở và đến Tết Nguyên Đán thì cành hoa đã nở gần hết.
 
Chăm sóc hoa lan đón tết
 
Chăm sóc hoa lan đón tết
 
4. Thời gian lan ra lá: Thường thì cứ sau mỗi đợt ra lá, lan sẽ nghỉ ra lá một thời gian (khi đó, trên cây không còn lá non), nếu giai đoạn này xuất hiện sớm trước cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch (thời điểm xử lý phun phân "kích" cho cây lan ra bông) thì có thể kìm giữ cây lan luôn ở tình trạng không có lá non bằng cách dùng phân bón lá NPK loại 20-20-20 phun 6-7 ngày/lần, tới thời điểm xử lý thì thay bằng phân 10-30-20 như đã nói ở trên. 
 
5. Lưu ý: Cuối cùng, cần lưu ý rằng phong lan là loài hoa thuộc về thiên nhiên, nên môi trường sống của cây khá đặc biệt và hoang dã. Chính vì thế, khi đem phong lan vào môi trường sống của con người thì sự phát triển của cây bị hạn chế, cây cũng dễ bị sâu bệnh hơn. Do vậy, bạn cần phải thường xuyên xịt thuốc để phòng trừ sâu bệnh hại cây:
  • Nếu phong lan bị nấm, bạn hãy dùng Benomeyl, Captan, Aliette...
  • Nếu phong lan bị vi khuẩn xâm nhập, hãy dùng: Kasimin, Physan 20, Nacossan...
  • Nếu phong lan bị côn trùng, rệp cắn thì có thể dùng: lannate, Supracide, Mipcin...
  • Nếu nhện làm tổ trên cây phong lan, hãy dùng Kelthane là tốt nhất.
  • Nếu ốc sên gây hại cho cây, có thể dùng thuốc có Methaldehyde...

Cần chăm sóc lan đúng cách mới giữ lan đẹp và tươi lâu

Cần chăm sóc lan đúng cách mới giữ lan đẹp và tươi lâu

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc hoa phong lan giúp cây nở hoa đúng Tết Nguyên Đán dành cho những bạn yêu thích và quan tâm tới loài hoa phong lan. Chúc bạn sẽ có được một chậu hoa rực rỡ như ý muốn!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật