ok:Tai của chúng ta chỉ nghe được ở một dải âm thanh nhất định!

Tai của chúng ta chỉ nghe được ở một dải âm thanh nhất định. Và cường độ âm thanh (chúng ta hay gọi là độ to) phù hợp nhất là từ 75-85dB (dexiben).

Ở nhà tôi ông xã và con trai suốt ngày bật nhạc to đến nhức óc. Có phải nghe tiếng ồn lớn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thính lực vàcó thể gây điếc?

Lê Công Phụng (Nha Trang)

Tai của chúng ta chỉ nghe được ở một dải âm thanh nhất định. Và cường độ âm thanh (chúng ta hay gọi là độ to) phù hợp nhất là từ 75-85dB (dexiben). Nếu vượt quá ngưỡng này thì gọi là tiếng ồn “to” và sẽ gây ra những tác hại.

Cường độ âm thanh (chúng ta hay gọi là độ to) phù hợp nhất là từ 75-85dB (dexiben).

Cường độ âm thanh (chúng ta hay gọi là độ to) phù hợp nhất là từ 75-85dB (dexiben).

Tác hại điển hình nhất là gây ra sự biến đổi ngưỡng cảm nhận âm của màng nhĩ theo hướng nâng ngưỡng cảm nhận âm của màng nhĩ. Ban đầu tai vô cùng nhạy cảm với tiếng nói thông thường (80dB). Nhưng khi bị “trơ”, tiếng ồn làm cho tai không còn nhạy cảm nữa mà âm thanh phải có cường độ cao hơn thế mới đủ sức gây ra đáp ứng thính lực như 89-90dB. Lúc này chúng ta có biểu hiện nghễnh ngãng, nghe câu được câu không.

Nếu sự kích thích âm thanh mà lớn hơn nữa, trong một thời gian dài hơn nữa thì có thể gây ra điếc. Ngoài ảnh hưởng tới sức nghe, tiếng ồn còn có thể gây ra suy nhược thần kinh mệt mỏi váng đầu... không có lợi cho sức khỏe

Vậy nên, chúng ta không nên nghe nhạc to, không nên nghe sát tai. Nghe nhạc đến đinh tai nhức óc thì nghĩa là đã nghe nhạc quá to. Chúng ta cần phải tránh. Mong rằng người thân trong gia đình bạn sẽ có sự điều chỉnh âm thanh thích hợp khi đọc tư vấn này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật