STác dụng bất lợi của thuốc nhỏ mũi chống viêm là gì?

Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa... dùng dưới 7 ngày được dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về mũi như viêm mũi xoang cấp. Tuy nhiên, khi dùng thuốc dạng này người sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng vì có thể gặp những tác dụng bất lợi do thuốc gây ra.

Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa... dùng dưới 7 ngày được dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về mũi như viêm mũi xoang cấp. Tuy nhiên, khi dùng thuốc dạng này người sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng vì có thể gặp những tác dụng bất lợi do thuốc gây ra.

Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dưới dạng phun sương và có thể dùng thuốc dạng này kéo dài. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh.

Thuốc coricoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon, làm teo vỏ thượng thận, gây tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết... tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang.

Thuốc corticoid dùng tại mũi với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều điều trị không có tác dụng toàn thân, trẻ em từ 3 - 11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằng corticoid (nasonex) được khuyên dùng 2 - 4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêm mũi.

Không được dùng thuốc khi có các tổn thương khu trú ở mũi vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid, các bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành hẳn. Thuốc mometasone furoate có khuynh hướng làm liền niêm mạc mũi gần với kiểu hình mô học bình thường, nếu dùng kéo dài phải được kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể có ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạc mũi họng cần ngưng điều trị. Kích ứng họng dai dẳng cũng là một chỉ định để ngưng dùng thuốc.         

TS. Phạm Bích Đào

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật