4 sự thật cần biết về lò vi sóng khi làm nóng đồ ăn

Lò vi sóng đã trở thành món đồ gia dụng phổ biến trong nhiều căn bếp Việt. Thiết bị này an toàn và là cách tốt nhất nếu bạn muốn giữ được chất dinh dưỡng trong món ăn. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lo lắng về những tác dụng phụ khi dùng lò vi sóng để làm nóng đồ ăn.

Dưới đây là 4 điều bạn cần biết trước khi dùng thiết bị này và giảm bớt mối lo về nó:

Lò vi sóng đã trở thành món đồ gia dụng phổ biến trong nhiều căn bếp Việt

Lò vi sóng đã trở thành món đồ gia dụng phổ biến trong nhiều căn bếp Việt

Lò vi sóng không làm giảm nhiều dưỡng chất từ đồ ăn

Nấu bằng hình thức nào thì cũng có một phần dưỡng chất từ đồ ăn bị mất đi và nấu càng lâu, càng nóng thì càng mất nhiều chất dinh dưỡng Một số loại vitamin còn có thể thấm vào nước để nấu ăn. Nhưng so với luộc, nướng, chiên xào, thức ăn được hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ nhanh hơn, nhiệt độ thấp hơn và ít nước hơn, đồng nghĩa với việc món ăn sẽ còn lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Lò vi sóng không phát ra bức xạ nguy hiểm

Lò vi sóng tạo ra bức xạ nhưng không phải bức xạ nào cũng nguy hiểm. Bức xạ từ sóng radio và lò vi sóng là yếu nhất khi đo trên quang phổ. Bức xạ mạnh trong tia X-quang có thể gây tổn hại ADN trong tế bào gây ung thư còn bức xạ từ lò vi sóng thì quá yếu nên không thể gây tổn thương ADN. Nguyên tắc hoạt động của lò vi sóng chỉ là khiến các phân tử di chuyển nhanh, tạo ra nhiệt.

Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn có thể tránh bức xạ từ lò vi sóng đơn giản bằng cách đứng xa thiết bị này. Ngoài ra, bạn nên thay lò mới nếu thấy cửa lò, bản lề hay chốt cài bị hư khiến bạn không thể đóng kín cửa lò để ngăn bức xạ phát ra ngoài.

Thức ăn hâm bằng lò vi sóng không chứa độc tố

Các chuyên gia cho biết không có bằng chứng nào thuyết phục cho thấy lò vi sóng có thể làm thay đổi protein về mặt hóa học gây hại cho sức khỏe Mọi hình thức làm nóng thức ăn đều có thể hình thành độc tố Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của lò vi sóng khi làm nóng thức ăn sẽ không tạo lớp than cháy độc hại phủ ngoài thức ăn. Như vậy, so với việc nướng thức ăn bằng than củi thì lò vi sóng ít có khả năng tạo các hợp chất độc hại hơn nhiều.

Cẩn trọng với dụng cụ đựng thức ăn khi cho vào lò vi sóng

Tốt nhất bạn nên đựng thức ăn vào đồ bằng thủy tinh hay gốm nếu muốn hâm nóng bằng lò vi sóng. Không dùng hộp đựng đồ ăn bằng nhựa vì nó có thể bị cháy, tan chảy và thấm các hóa chất có hại vào đồ ăn. Bạn cũng không nên đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại vì khi gia nhiệt sẽ sinh tia lửa nhiệt và gây phản xạ vi sóng, khiến thức ăn không được nấu chín.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật