Đầy tháng con, bố mẹ "bằng mọi giá" phải làm ĐẦY ĐỦ những việc này để bé lớn lên TÀI GIỎI, GIÀU SANG hơn người

Đầy tháng là một cột mốc rất quan trọng của con đó các mẹ ơi! Theo tục lệ từ xưa đến nay, khi em bé sinh ra được tròn một tháng, bố mẹ sẽ tổ chức lễ tạ ơn đất trời đã cho “mẹ tròn con vuông”, đồng thời cũng là để “trình diện” với họ hàng nội ngoại, mong muốn mọi người đón nhận, chở che cho bé trong cuộc sống.

Ngày nay, nhiều người quan niệm rằng, lễ đầy tháng phải TO, phải mâm cao cỗ đầy mới tốt nhưng thực tế thì không phải như vậy. Cúng đầy tháng cho con, quan trọng nhất là bố mẹ thực hiện đúng cách, thành tâm, không “vẽ vời” nhưng vẫn đảm bảo nghi thức để mang đến cho em bé những điều tốt đẹp nhất!

Những lễ vật cúng đầy tháng nên có

– Chuẩn bị đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn để cúng 12 bà Mụ sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng con (theo quan điểm dân gian).

– Chuẩn bị các lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức thầy bao gồm: 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ; 3 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn; 13 cái bánh tráng nướng; 1 con gà hoặc vịt luộc; 1 mâm cơm có đủ cá, thịt, canh, đồ xào và cơm, một mâm hoa quả

– Thêm một bình hoa, trà rượu hương đèn, gạo, muối, nước, muỗng và đặc biệt là không thể thiếu một đôi đũa hoa (tức là loại đũa được vót ngược đầu và có bông trên đầu đũa). Bởi vì, các cụ xưa cho rằng, bà chúa chỉ thích dùng đũa hoa chứ không dùng các loại đũa khác.

– Chuẩn bị sẵn một nồi sạch nấu những loại gai khác nhau cùng với chiếc đinh hoặc 1 mảnh thép đã được nướng đỏ. Số lượng gai sẽ phụ thuộc vào giới tính của bé (nếu con trai là 7, con gái là 9).

Theo tục lệ từ xưa đến nay, khi em bé sinh ra được tròn một tháng, bố mẹ sẽ tổ chức lễ tạ ơn đất trời

Theo tục lệ từ xưa đến nay, khi em bé sinh ra được tròn một tháng, bố mẹ sẽ tổ chức lễ tạ ơn đất trời

Mẹ sắp đặt mâm cúng như thế nào?

Theo quy tắc, mẹ cần chia thành 2 mâm cúng, 1 mâm ở trên và 1 mâm ở dưới, chú ý khoảng cách giữa 2 mâm không quá 10cm. Cách đặt mâm cúng sẽ là “Đông bình Tây quả”, có nghĩa là phía Đông là vị trí đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt lễ vật. Mỗi mâm cúng, mẹ hãy đặt đầy đủ và bài trí cân đối các lễ vật trên đó.

Nghi thức thắp hương và khấn

Sau khi sắp xếp xong các lễ vật thì bắt đầu thực hiện thắp hương và khấn. Đây là một bước khá quan trọng nên mẹ hãy bàn bạc trước với người thân trong nhà để thống nhất nhé! Người được chọn khấn thường là người lớn tuổi, có uy tín, đức độ trong dòng họ.

Bài vái thường có nội dung như sau:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Nghi thức khai hoa (bắt miếng)

Sau khi khấn vái xong, một người sẽ đặt em bé lên bàn giữa, thắp hương, rót trà và bắt đầu thực hiện nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Người chủ lễ sẽ ẵm bé tên một tay, tay kia cầm một cành hoa quơ qua quơ lại quanh miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Nghi thức đặt tên cho con

Ngày nay, sau khi sinh con bố mẹ thường đặt tên bé ngay để làm giấy khai sinh nên nghi thức này không còn tồn tại. Tuy nhiên, vẫn có một số gia đình vẫn giữ tục này. Nếu muốn thực hiện thì các mẹ hãy làm như sau:

Sau nghi thức khai hoa cho trẻ, người chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặc ngửa thì minh chứng rằng cái tên đã được ưng thuận. Còn nếu là 2 mặt úp hoặc 2 măt ngửa thì tiếp tục gieo lại đồng tiền này. “Qúa tam ba bận”, nếu đã gieo 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho bé.

Tiếp sau nghi thức đặt tên sẽ là lời chúc mừng và tặng quà, tiền lì xì của mọi người trong dòng họ và khách mời cho bé và gia đình. Đây cũng là lúc kết thúc việc cúng đầy tháng cho bé, mọi người có thể thụ lộc và cùng nhau trò chuyện vui vẻ, gửi gắm những điều an lành tới em bé!

Chú ý: Nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc về cách tính mốc đầy tháng cho con. Theo quy tắc, ngày đầy tháng của trẻ sơ sinh được tính dựa vào âm lịch và tùy thuộc vào giới tính của đứa trẻ. Có câu nói rằng “gái lùi hai, trai lùi một”. Theo đó, nếu là bé gái thì lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai thì lùi lại 1 ngày.

Ví dụ như bé sinh vào ngày 12/5 âm lịch, nếu là bé gái thì sẽ cúng ngày 10/5 âm, nếu là bé trai thì cúng ngày đầy tháng là 11/5 âm. Thông thường thì lễ cúng này sẽ được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật