Cách nhận biết gừng Việt Nam siêu chuẩn bạn chớ bỏ qua

Gừng Trung Quốc vỏ trơn, láng mịn, không dính đất, dễ cạo vỏ. Lõi gừng Trung Quốc ít gân và xơ, không có mùi và vị cay nhẹ.

Cảnh báo gừng Trung Quốc chứa chất độc hại

Gừng là một trong những gia vị làm tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn thường ngày. Thông tin gừng Trung Quốc xuất hiện trên thị trường Việt Nam được bảo quản bằng thuốc sâu có độc tính cao, gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Theo đó Trung Quốc đã sử dụng thuốc trừ sâu Aldicarb, một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc trên thế giới. Khi tích tụ trong cơ thể, gừng có thể gây tổn thương hệ hô hấp làm mờ mắt đau đầu nôn mửa… ở người. Chỉ cần 50 mg Aldicarb có thể làm tử vong một người có cân nặng 50kg.

Tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật đã bổ sung Aldicarb vào danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gừng và các loại rau củ khác khi nhập vào Việt Nam. Hiện nay, gừng Trung Quốc vẫn len lỏi xuất hiện trên thị trường trong nước, đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Cách nhận biết gừng Trung Quốc và gừng ta

Dựa theo kinh nghiệm của những tiểu thương chuyên kinh doanh gừng tại các chợ, chúng ta có thể phân biệt được gừng Trung Quốc và gừng ta dựa vào một số đặc điểm như sau:

- Kích thước: Có thể dễ dàng nhận thấy gừng Trung Quốc có kích thước lớn hơn, thân tròn, trông mọng nước hơn rất nhiều so với gừng ta. Một củ gừng Trung Quốc có trọng lượng trung bình 3 - 5 g. Trong khi đó gừng ta chỉ đạt trọng lượng 0,5 - 1 g.

- Màu vỏ, hình dáng bên ngoài: Gừng Trung Quốc vỏ trơn, láng mịn, thường không dính đất, ít đường vân và dễ bóc vỏ.

Gừng ta có da thường sần sùi, chia thành nhiều nhánh, có nhiều đường vân và vỏ vẫn còn bám nhiều đất xung quanh, rất khó cạo vỏ.

- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt ở lõi gừng. Lõi gừng ta nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi.

Trong khi đó, lõi gừng Trung Quốc rất ít xơ và gân, không có vân tròn và màu thì vàng nhạt hơn so với gừng ta.

- Mùi vị: Kể cả khi chưa cạo vỏ, gừng ta rất thơm, có hương vị thơm đậm, cay nồng đặc trưng, chỉ cần cho lát gừng nhỏ vào chế biến đã dậy mùi.

Trong khi đó, gừng Trung Quốc không thơm, vị cay nhẹ, khi chế biến phải cho nhiều gừng mới thấy có mùi.

Cách bảo quản gừng để được lâu

Có nhiều mẹo bảo quản giúp bạn có thể giữ cho gừng được tươi lâu, khi chế biến vẫn giữ được hương vị cay nồng đặc trưng. Bạn có thể tham khảo một số mẹo như sau:

- Cho đầy cát vào một chiếc bình hơi rộng rồi cho gừng vùi vào trong cát, để bình nơi thoáng mát, giúp gừng được tươi lâu và không bị khô.

- Sử dụng một tờ giấy bạc rồi quấn chặt quanh củ gừng và để nơi thoáng mát, bạn sẽ bảo quản được gừng lâu hơn.

- Có thể phơi nắng gừng 1 tuần rồi nghiền nát của gừng đã khổ thành dạng bột. Để bột gừng vào trong lọ và đậy nắp kín thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng bất cứ lúc nào, rất đơn giản và thuận tiện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật