Biện pháp sơ cứu khi trẻ bị động vật tấn công nhất định phải biết

Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.

Nếu bạn không biết rõ động vật nào cắn, quan sát xung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm đối với bạn. Giúp trẻ bình tĩnh bằng cách an ủi và giải thích rằng bạn sẽ sơ cứu ngay. Điều này sẽ giúp cho trẻ tránh sợ hãi và phòng trẻ bị choáng. Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng. Nhớ bảo vệ bạn và người khác khi tiếp xúc với máu chảy ra từ vết cắn. Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương. Phủ lên vết thương một miếng vải sạch hoặc gạc vô trùng và băng lại. Lập tức báo với người thân của trẻ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng

Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng

Vết thương do chó cắn

Nhanh chóng làm các động tác sơ cứu như vết thương do động vật cắn. Nếu vết thương do chó cắn bị rách da, sơ cứu và chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, nơi có vắc xin tiêm phòng uốn ván. Tìm xem con chó có bị ốm (bệnh) hoặc có những biểu hiện lạ không. Nếu con chó yếu và sùi bọt mép có thể là chó dại. Người bị chó dại cắn thường dẫn đến cái chết nếu không được tiêm phòng kịp thời. Cần nhốt chó và theo dõi trong 15 ngày để xem con chó có bị lên cơn dại hay không và để tránh chó có thể cắn thêm người khác hoặc các gia súc khác. Nếu phát hiện chó dại phải diệt ngay. Chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nơi có vắc-xin tiêm phòng bệnh dại nếu con chó cắn trẻ có triệu chứng dại hoặc bị lên cơn dại.

Với trường hợp bị trâu bò húc

Trâu bò húc có thể gây rách da chảy máu thủng bụng gây tổn thương phủ tạng, gây mù mắt, có trường hợp bị quật ngã dẫn tới chết người. Sơ cứu trong trường hợp bị trâu bò húc phải đảm bảo các nguyên tắc cầm máu bất động và nếu nặng phải chuyển ngay tới cơ sở y tế giống như trong trường hợp bị tai nạn giao thông

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật