Hướng dẫn cha mẹ lựa chọn những thực phẩm cần tránh khi con bị ho

Xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân, tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng ho gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi bệnh kéo dài và nặng dần lên. Để bé nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây:

Thực phẩm lạnh

Khi trẻ bị ho không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.

Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

Thực phẩm ngọt, vị đậm

Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Thực phẩm chiên rán

Khi trẻ em ho chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng.

Cá, tôm, cua

Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.

Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho.

Thực phẩm bồi bổ

Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

Phương pháp cho trẻ ăn

Trẻ ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.

Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.

Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật