Băn khoăn các loại xét nghiệm hiếm muộn vợ chồng cần thực hiện

Nguyên nhân hiếm muộn có thể do vợ, chồng hoặc cả hai. Tỷ lệ hiếm muộn do vợ và chồng tương đương nhau.

Tình trạng hiếm muộn tại Việt Nam đang là 7,7% cặp vợ chồng. Một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, không ngừa thai thì cần phải đi khám chuyên khoa Vô sinh - Hiếm muộn. Tỷ lệ hiếm muộn đang có xu hướng tăng dần, vì vậy nắm rõ được các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp các cặp đôi bớt lo lắng và khám hiệu quả hơn.

Nguyên nhân hiếm muộn có thể do vợ, chồng hoặc cả hai. Tỷ lệ hiếm muộn do vợ và chồng tương đương nhau (chiếm hơn 30%), do cả vợ và chồng chiếm 15 - 30% và 10% không rõ nguyên nhân. Các cặp đôi hiếm muộn nên thực hiện khám cả vợ và chồng để có thể tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị tốt nhất.

Hiếm muộn đã và đang 'nhòm ngó' rất nhiều cặp vợ chồng (Ảnh minh họa: Internet)

Hiếm muộn đã và đang 'nhòm ngó' rất nhiều cặp vợ chồng (Ảnh minh họa: Internet)

Những xét nghiệm người vợ cần thực hiện.

Siêu âm

Siêu âm là phương pháp đầu tiên để chẩn đoán hiếm muộn Bệnh nhân được siêu âm bụng tử cung buồng trứng qua đó có thể nhận biết dị tật, sự khác thường ở vùng chậu. Máy siêu âm quét qua vùng chậu để kiểm tra sự rụng trứng, độ mỏng của thành tử cung...

Chụp X-quang buồng tử cung và vòi trứng (HSG)

Xét nghiệm này sẽ kiểm tra hai vòi trứng của người vợ có thông hay không và phát hiện các bất thường khác ở tử cung. Thời điểm thực hiện xét nghiệm HSG là khoảng 2 ngày sau khi sạch kinh hoàn toàn thuốc cản quang sẽ được bơm vào buồng tử cung và vòi trứng, nếu vòi trứng thông thì thuốc sẽ chảy ra ngoài ổ bụng và được phát hiện khi kiểm tra phim chụp X-quang.

Nội soi và mổ nội soi

Phương pháp này thường được chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương ở vòi trứng do nhiều bệnh lý khác nhau. Mổ nội soi giúp bác sĩ phát hiện chính xác tổn thương của buồng trứng tử cung, vòi trứng và các tổn khác nếu có, nhờ đó giúp hồi phục chức năng vòi trứng và điều trị một số bệnh lý khác ở tử cung và vùng chậu.

Trước khi mổ, bệnh nhân phải làm một số xét nghiệm cần thiết. Cuộc tiểu phẫu này chỉ để lại vết sẹo nhỏ khoảng 1cm trên bụng và bệnh nhân có thể xuất viện 2 ngày sau khi mổ.

Cả vợ và chồng đều cần tham gia các xét nghiệm hiếm muộn để có hướng điều trị đúng đắn (Ảnh minh họa: Internet)

Cả vợ và chồng đều cần tham gia các xét nghiệm hiếm muộn để có hướng điều trị đúng đắn (Ảnh minh họa: Internet)

Xét nghiệm định lượng nội tiết tố

Xét nghiệm này bao gồm nhiều loại xét nghiệm như kiểm tra lượng progesterone (hoóc-môn giới tính duy trì thai), kiểm tra hoóc-môn kích thích thể vàng (LH) đường tiết niệu Những xét nghiệm này cần được làm theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh. Thời gian ngay sau khi sạch kinh được cho là thời điểm 'vàng' để thực hiện các xét nghiệm.

Những xét nghiệm người chồng cần thực hiện

Nam giới đến khám hiếm muộn đều phải được thử tinh dịch đồ. Tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán khả năng sinh sản của nam giới Tinh dịch đồ cho biết số lượng và chất lượng tinh trùng có trong tinh dịch, qua đó giúp chẩn đoán các nguyên nhân bất thường từ tinh trùng

Người chồng nên kiêng giao hợp từ 3 - 5 ngày và phải lấy tinh dịch bằng cách thủ dâm mới đảm bảo kết quả chính xác. Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ siêu âm tinh hoàn để tìm ra bất thường. Một số trường hợp còn được chỉ định xét nghiệm nội tiết sinh sản nam giới thông thường gồm 5 yếu tố: LH, FSH, prolactin estradiol và testosteron.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật