Chất phóng xạ là gì? Tác hại của chất phóng xạ với sức khỏe con người

Chất phóng xạ là gì? tác hại của chất phóng xạ đối với con người
Chia sẻ Facebook Tweet

Chất phóng xạ là gì ?
Để hiểu chất phóng xạ là gì, đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là hiện tượng phóng xạ?
Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân, thường được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt an pha, hạt proton; hay các hạt mang điện âm như chùm electron; không mang điện như hạt notron, tia gamma

chat-phong-xa-anh-huong-den-moi-truong

Chất phóng xạ gây tác hại đến môi trường
Chất phóng xạ chính là các tia anpha, beta, gama, các neutron không điện tích, các dòng neutrino không điện tích di chuyển bằng tốc độ của ánh sáng.
Sự phóng xạ xảy ra khi có một cái gì khiến cho nguyên tử phóng ra một hay hai hạt từ chính hạt nhân của nó, cùng với đó thì nguyên tử cũng phóng ra năng lượng dưới dạng tia (được gọi là tia gamma) .
Trên thế giới, các nhà khoa học đã tạo ra sự phóng xạ nhân tạo bằng cách dùng các hạt bắn vào nguyên tử của một nguyên tố nào đó làm cho nguyên tố đó bị tách, bị phân rã hay bị biến chất, nghĩa là trở lên phóng xạ. Nguyên tử bị bắn cũng phóng ra năng lượng. Máy nghiền nguyên tử được chế tạo dựa trên nguyên lý này.
Vậy tại sao phóng xạ lại nguy hiểm cho con người đến vậy ? Bạn thử hình dung, những hạt được phóng ra từ máy nghiền, khi hạt này bắn vào một nguyên tử thì làm cho nguyên tử ấy bị tách, phân rã, nghĩa là nó đã biến đổi hóa tính của nguyên tử đó. Nếu những hạt đó bắn vào tế bào sống thì chắc chắn nó cũng gây ra những biến đổi như vậy. Những hạt đó khiến tế bào da bị đốt cháy, hủy hoại da, hồng huyết cầu và gây ra những biến đổi khác trong các tế bào khác.

o-nhiem-chat-phong-xa

Chất phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người
Xem thêm >>> máy đọc liều bức xạ nhiệt huỳnh quang

Tác hại của chất phóng xạ vô cùng nguy hiểm cho con người, tùy theo mức độ và liều lượng tiếp xúc mà các chất phóng xạ có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc có thể dẫn đến ung thư da, phổi, máu, tuyến giáp hay suy thoái tiền liệt tuyến …
Tại sao hiện tượng phóng xạ lại gây hại cho sức khỏe con người ? :
– Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào
– Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND, các tế bào có ADN bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa, khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư.
– ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ
Chất phóng xạ có tác hại như thế nào đến sức khỏe con người ?
Con người làm việc trong môi trường bị nhiễm các chất phóng xạ, nếu bị tác động ở mức độ thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được, nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá lâu với các chất phóng xạ đó, với liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày bệnh có thể xuất hiện rất rõ. Nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư, như:
+) ung thư da, ung thư phổi, tuyến giáp, ung thư vú
+) đục thủy tinh thể, số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn, mắc các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, xương.
Tuy nhiên, ngoài những tác hại của các tia phóng xạ thì trong y học, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của nó, nhất là đối với các bệnh nhân bị ung thư, khi khối u phát triển to, các bác sĩ dùng các tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư đó.
Để biết được các công nhân, nhân viên làm việc trong môi trường có an toàn hay không, có đảm bảo nồng độ các chất phóng xạ trong giới hạn cho phép hay không, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm Liều kế TLD, liều kế này là sản phẩm tiên tiến hiện đại giúp đo liều bức xạ cho các công nhân, nhân viên làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất phóng xạ như: các tia gamma, tia x, beta hay các bức xạ neutron.
Sản phẩm dành cho công nhân trong các nhà máy điện hạt nhân, các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các bệnh viện, trường đại học hay các ứng dụng tại bệnh viện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật