Quả la hán có thực sự chữa được viêm họng như bạn thường nghĩ?

Năm nay tôi 30 tuổi mỗi khi thời tiết thay đổi hay bị đau họng. Nghe mọi người nói ngậm quả la hán chữa khỏi viêm họng. Vậy xin hỏi có đúng không? Quả la hán có tác dụng như thế nào?

Nguyễn Thị Hà (Khánh Hòa)

Quả la hán có tên gọi khác như la hán quả, giả khổ qua quang quả mộc miết... Quả hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 - 8cm, bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng, trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Khi sử dụng làm thuốc nên chọn quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, vỏ có màu nâu vàng mới là loại tốt. Quả được thu hái vào tháng 9 - 10 hằng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần.

Theo y học cổ truyền quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và đại tràng Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Trong đông y  thường dùng để chữa ho do phế nhiệt và đàm hỏa nội kết viêm hầu họng, đại tiện bí kết. Liều dùng hàng ngày từ 15-30g sắc uống; hoặc hãm nước sôi.  Kiêng kỵ: La hán tính mát, thích hợp với chứng ho do “đàm hỏa” (đờm nhiệt). Nếu là ho do “phế hàn” và do ngoại cảm, thì không nên dùng độc vị (cần phối hợp với các vị thuốc khác).

Vì vậy, muốn chữa viêm họng bệnh nhân cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn. Ngoài ra, cần phòng bệnh bằng cách giữ ấm về mùa đông ăn uống đủ chất.         

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật