Dù có thể dẫn đến chết sớm, thở dài vẫn có lợi ích ít ai ngờ

Trung bình, con người thở dài khoảng 12 lần mỗi giờ.

Điều này không phải vì buồn phiền hay tức giận mà đơn giản chỉ để tái thổi phồng không khí cho nửa tỷ túi phế nang trong phổi.

Duy trì sự sống

Theo Prevention, thở dài là thở sâu gấp đôi hơi thở bình thường. Thở dài thường được xem là có liên quan đến tình cảm cảm xúc của bạn. Nó còn là cách để kéo dãn 2 lá phổi, làm phồng các phế nang, túi nhỏ trong phổi, nơi khí oxy và carbon dioxide đi vào và ra khỏi máu.

Sự kéo dãn, làm phồng đó rất quan trọng để phổi hoạt động tốt. 'Khi phế nang xẹp, chúng sẽ truyền thông tin cho phổi nhiệm vụ trao đổi oxy và carbon dioxide', Jack Feldman, nhà nghiên cứu sinh vật tại viện UCLA và là một trong những tác giả của nghiên cứu về hơi thở, cho biết. 'Cách duy nhất để làm phồng chúng là thở dài. Nếu bạn không thở dài, phổi của bạn sẽ hỏng dần theo thời gian'.

Giảm căng thẳng

Não kích thích cơ thể để thở dài khoảng 12 lần mỗi giờ đối với con người và nhiều hơn loài vật.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các gen và phát hiện hàng trăm tế bào tạo ra một trong số 2 chất hóa học cho phép chúng giao tiếp với tế bào thần kinh có nhiệm vụ điều khiển nhịp điệu của hơi thở.

Khi các nhà nghiên cứu tiêm các hợp chất này, còn gọi là 'Nmb' hay 'Grp', vào não của chuột, họ phát hiện ra chuột đã thở dài nhiều gấp 10 lần mỗi giờ.

Những mẫu hợp chất tương tự đó cũng tồn tại trong con người, và các nhà nghiên cứu tin rằng chúng cũng góp phần điều tiết việc thở dài. Bác sĩ có thể điều chỉnh giảm các chất này ở những bệnh nhân gặp khó khăn về tâm lý, hay lo lắng căng thẳng khiến họ thở dài quá nhiều.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật