Nguồn nước ô nhiễm có thể là nguyên nhân làm giảm giống nòi

Môi trường ô nhiễm chính là do con người gây ra, và chính nó đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến giống nòi của chúng ta. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh cụ thể. Chia sẻ cho mọi người đọc để tránh xa nhé.

Ô nhiễm nguồn nước đang là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư, sẩy thai, dị tật bẩm sinh và làm suy giảm giống nòi.

Thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho thấy: Với trữ lượng khoảng 20 triệu m3 nước ngầm hiện được khai thác trên toàn quốc, trong đó 30-40% là cung cấp cho sinh hoạt của các đô thị thì toàn bộ nguồn nước ấy theo khẳng định của PGS.TS Lê Kế Sơn, Bộ Tài nguyên & Môi trường “đang bị ô nhiễm vi sinh và kim loại nặng đến mức báo động”.

Bởi bên cạnh khoan nước thiếu quy hoạch, không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước chính là hoạt động phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Nhiều nơi do ô nhiễm đã phát hiện nhiều hóa chất kim loại vượt quá tiêu chuẩn cho phép như: coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần; phốt phát ngày càng tăng mức độ ô nhiễm theo thời gian; asen vượt giới hạn cho phép 10mg/l…

Đặc biệt những khu vực nào gắn liền với công nghiệp, làng nghề… thì có mức ô nhiễm cao. Điển hình như Hà Nội nơi có nguồn nước ngầm như các nhà khoa học đánh giá đang ô nhiễm ở mức báo động nghiêm trọng với các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng hữu cơ, asen, amoni… Ngay như nước giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa NH4+ tới tận 30mg/l; hay nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho các hộ dân ở thôn Phú, Mỹ Đình, Từ Liên, Hà Nội có hàm lượng asen cao gấp 37 lần cho phép.

Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, do có địa hình thấp về phía nam và đông nam, toàn bộ nước bề mặt kéo theo chất bẩn về đây ngấm xuống làm ô nhiễm cả những tầng chứa nước sâu dưới lòng đất. Do đó, nguồn nước ở nam, đông nam bao giờ cũng bị ô nhiễm nặng hơn so với những nơi khác.

Cùng với Hà Nội, ở phía nam, hệ thống sông ở Đồng bằng Cửu Long, cũng ô nhiễm nặng khi nơi đây là “bể chứa” nước thải nông nghiệp lớn nhất nước với tỷ lệ: 70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% ngấm vào môi trường nước.

Cần luật hóa

Để dẫn đến tình trạng này, không có nguyên nhân nào được thống kê đầy đủ hơn ông Đặng Ngọc Dĩnh đã tổng kết: “Các văn bản luật pháp về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm của Việt Nam còn nhiều bất cập; Khâu ngăn ngừa chưa được quan tâm đúng mực, công tác xử lý chưa triệt để, thông tin giám sát ô nhiễm và chất lượng nước chưa công khai; Vai trò cộng đồng trong giám sát còn mờ nhạt…”.

Và nhằm giải quyết tất cả những nguyên nhân đó cũng như cải thiện nguồn nước bị ô nhiễm, hơn 100 nhà khoa học tham dự một hội thảo quốc tế về tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam đều thống nhất: Cần có một luật riêng quy định về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng đã có ý kiến: “Tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng xảy ra chủ yếu ở hàng ngàn những khúc sông, suối nhỏ, các thủy vực gắn liền với khu cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu đô thị… Do tính chất đa dạng của các chất gây ô nhiễm và độ bao phủ xuyên biên giới của nước, trong khi chờ đợi một luật kiểm soát ô nhiễm nước ra đời, các ưu tiên xử lý và khôi phục triệt để nên tập trung vào các sông suối nhỏ đang bị ô nhiễm”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật