Nguy hiểm từ đồ đựng thực phẩm bằng nhựa có thể bạn chưa biết

Đồ nhựa có tác hại gì đối với sức khỏe?

Đồ nhựa với những ưu điểm là giá rẻ, có sẵn ở mọi cửa hàng nên được nhiều người ưa chuộng. Nhưng trong đồ nhựa cũng có không ít chất độc hại, người tiêu dùng cần biết để phòng tránh.

Cơ chế gây hại của đồ nhựa

Nhiệt độ là một trong những điều kiện xúc tác để tạo ra các phản ứng hóa học. Ở mức nhiệt 70 - 80oC, các chất có hại trong nhựa bắt đầu hòa lẫn với thức ăn. Con người ăn trực tiếp thực phẩm từ những bát đĩa nhựa cũng có thể bị ảnh hưởng sức khỏe Đặc biệt trong đồ nhựa có 1 chất cực độc làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, có tên gọi là chất dioctin phatalat. Nếu sử dụng đồ nhựa có chứa chất này trong thời gian lâu dài thì các bé trai bị nữ tính hóa, có nguy cơ vô sinh

Thêm vào đó, hiện tại các bát đĩa nhựa tại Việt Nam không ghi về thành phần các chất tạo ra sản phẩm, khiến người dùng khó phân biệt được tính độc hại của từng loại đồ nhựa.

Cách xác định đồ nhựa độc hại

Cho miếng túi ni lông vào trong lửa, nếu túi dễ cháy và khi đưa ra ngoài, lửa vẫn tiếp tục cháy thì đó là đồ nhựa không có độc. Ngược lại, nếu túi nilon khó cháy thì đó là đồ nhựa có nhiều chất độc gây hại.

Kiểm tra độc hại bằng cách cho túi ni lông vào lửa

Kiểm tra độc hại bằng cách cho túi ni lông vào lửa

Trọng lượng nhựa có nhiều chất gây hại thường nặng hơn, cho vào trong nước, lập tức chìm xuống. Loại không độc thì nhẹ và dễ nổi hơn. Khi sờ đồ nhựa có độc bạn sẽ cảm thấy có hạt trên bề mặt, còn nhựa không độc có bề mặt trơn tuột, nhẵn nhụi.

Điều cần biết khi sử dụng đồ nhựa:

- Hạn chế đựng thức ăn nóng, mặn, chua.

- Dùng đồ sứ đựng gia vị thay cho đồ nhựa.

- Không nên muối dưa cà vào các thùng nhựa, thay vào đó là các chum bằng sành hoặc sứ.

- Không sử dụng túi ni lông đựng thức ăn nóng.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật