Những sai lầm khiến rốn trở thành 'thùng rác' mà bạn không hay

Nhiều người bỏ qua vệ sinh vùng rốn trong khi tắm, khiến cho khu vực này trở thành 'thiên đường' của vi khuẩn.

Vệ sinh không đúng cách khiến vùng rốn bị nhiễm trùng

Nghiên cứu chứng minh rằng, dù bất kể rốn có hình thù như thế nào, nông hay sâu thì đó vẫn là nơi cư trú của ít nhất 60 đến 100 loài vi khuẩnnấm men. Ở mỗi người thì lại có một hỗn hợp sinh vật đặc thù, các loại hỗn hợp này không có quy luật về tuổi tác giới tính hay thói quen tắm rửa.

Lỗ rốn có thể coi như là một vết sẹo của cơ thể người và hình dạng của rốn phụ thuộc vào khả năng liền sẹo của cơ thể bạn. Nó cũng giống như dấu vân tay, có thể dùng để phân biệt được từng cá nhân, không có hai lỗ rốn hoàn toàn giống nhau kể cả ở các cặp sinh đôi giống hệt nhau về ngoại hình.

Trong khi đó, nhiều người lại quá sạch sẽ, vệ sinh rốn hàng ngày nhưng lại không đúng cách. Sử dụng vật cứng, nhọn để vệ sinh rốn, dùng chất làm sạch không phù hợp,… làm vùng da xung quanh bị mẩn đỏ, ngứa và trầy tróc. Nhiều người trẻ còn xỏ khuyên ở đây để thể hiện cá tính.

Chăm sóc tốt cho vùng rốn

Ngay cả khi trông rất sạch sẽ nhưng rốn cũng vẫn có thể chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Chính vì vậy, vệ sinh rốn khi tắm hàng ngày là rất cần thiết. Nhiều người lại coi rốn giống như một 'thóp' của cơ thể, nếu sờ vào sẽ gây đau bụng Nhưng thực tế, bạn vẫn có thể và nên làm sạch khu vực này thường xuyên, chỉ cần không làm quá mạnh tay và không dùng vật cứng hay bẩn để vệ sinh.

Nếu rốn nhìn sạch nhưng vẫn có mùi hôi hay màu đỏ thì nên dùng chất tẩy rửa chuyên dùng cho da nhạy cảm. Bởi lý do làm xuất hiện mùi hôi là do bạn sử dụng xà phòng tắm nhưng chưa xả sạch khiến da nhạy cảm bị khô và kích ứng.

Nếu có ý định xỏ khuyên cho rốn thì nên đến các cơ sở có uy tín, không nên tự làm ở nhà, bởi ở các cơ sở y tế sẽ có đầy đủ kiêm tiệt trùng cùng các thiết bị y tế chuyên dùng. Sau khi xỏ khuyên, rốn cần thời gian khá lâu để có thể lành, thông thường là từ 4 tháng đến 1 năm. Thời gian này cần chú ý giữ vệ sinh và đi kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rốn không bị nhiễm trùng và kịp thời xử lý khi có diễn biến xấu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật