Cây bù lù trị tiểu đường đơn giản hiệu quả không phải ai cũng biết

Bù lù là loại cây mọc hoang dại ở vùng nông thôn. Tuy nhiên chúng có tác dụng không ngờ khi được Đông y dùng trị bệnh tiểu đường.

Cây bù lù hay còn gọi là cây Tầm bóp hoặc cây Lồng đèn. Loại cây này ở nông thôn thường mọc quanh ruộng khoai, lạc... chúng sống nhiều trên đất đồi trồng hoa màu.

Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy.

Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, ăn rất ngọt. Trẻ con chăn trâu thường tìm hái loại quả này ăn. Quả cây bù lù có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm.

Cây bù lù dùng để trị bệnh tiểu đường: Rễ tươi cây bù lù 30 – 40g tim lợn 1 quả, chu sa 1g. Nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái trong ngày. Cần ăn 5 – 7 lần (cách 1 ngày ăn 1 lần).

Ngoài ra có thể dùng loại cây này trị một số bệnh sau:

* Trị cảm mạo (yết hầu sưng đau ho nhiều đờm phiền nhiệt, nôn nấc): Lấy 20 – 40g bù lù khô sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

* Trị nhọt vú, đinh độc đau bừu: Dùng 40 – 80g cây Bù lù tươi giã vắt lấy nước cốt uống. Còn bã đắp lên nơi sưng đau hay nấu nước rửa.

Hoặc trị đinh nhọt có thể lấy quả Bù lù, giã đắp lên vùng đau ngày thay 1 lần.

* Trị ho do đờm nhiệt: Lấy quả Bù lù 30 – 40g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

* Trị thủy thũng: Lấy 40 – 60g quả Bù lù, sắc lấy nước uống rải rác trong ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật