Bị “hắc lào” dùng thuốc gì cho bệnh không tái phát?

Bệnh “nấm bẹn”, dân gian gọi là “hắc lào”. Bệnh thường do các chủng nấm dermatophyte gây nên. Điều kiện thuận lợi để loại nấm này phát triển là môi trường kiềm: tiết nhiều mồ hôi, dùng nhiều xà phòng.

Mồ hôi đọng lại làm các tế bào sừng luôn bị ướt đẫm, rồi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các bào tử nấm xâm nhập vào trong da và gây bệnh.

  .Khởi đầu vùng da đỏ lên, có thể ngứa hoặc hơi rát, sau đó xuất hiện các tổn thương da như sẩn mụn nước Càng gãi và chà xát thì tổn thương càng lan rộng ra. Tổn thương da có xu hướng bong vảy và lành ở trung tâm nhưng lại có viền bờ hình nhiều vòng cung do sợi nấm phát triển và lan rộng ra.

Ta có thể quan sát thấy có các sẩn màu đỏ nổi cao hơn mặt da hoặc các mụn nước ở viền bờ tổn thương. Lúc đầu bị một bên bẹn sau đó có thể lan ra hai bên. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì bệnh có thể lan rộng ra cả hai mông, thân mình và khi gãi nhiều thì các sợi nấm ăn vào móng, gây sần sùi các móng.

Bệnh lây cho người khác vì thế không dùng chung quần lót, chậu tắm.

Điều trị: Tuyệt đối không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc Nên tắm rửa nhẹ nhàng, không chà mạnh. Tắm bằng xà phòng diệt nấm như sastid, nizorale, kara hoặc bằng chanh hoà loãng, không nên xát chanh trực tiếp lên vùng da bệnh làm tổn thương da.

Tại chỗ: Tuyệt đối không được bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort... vì các chế phẩm này làm

cho nấm lan rộng ra và ăn sâu xuống, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bôi một trong các chế phẩm chứa các hoạt chất diệt nấm như: fungiderm, nizorale, lamisin... ngày 2 lần trong 2 - 4 tuần tùy theo mức độ của tổn thương. Khi tổn thương da trông như lành rồi vẫn phải tiếp tục bôi thêm thuốc từ 1-2 tuần để tránh tái phát. Nếu để bệnh phát lâu quá hoặc lan rộng thì phải uống thêm kháng sinh chống nấm phối hợp dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Phòng tái phát: Lau bằng khăn khô ngay khi ra nhiều mồ hôi tắm rửa bằng xà phòng diệt nấm không tự ý bôi các thuốc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật