Lưu ý khi dùng cồn ethylic (C2H5OH) và isopropyl nên nhớ

Thuốc sát khuẩn hay còn gọi là thuốc khử khuẩn (antiseptics) là những thuốc bôi, rửa ngoài da, được bào chế bằng những chất hóa học có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da trước khi tiêm, trước khi mổ hoặc dùng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn, làm sạch vết thương, vết loét hoặc để rửa tay tránh nhiễm khuẩn.

Cần dùng thuốc sát khuẩn đúng phương pháp để tránh bị kích ứng.

Cần dùng thuốc sát khuẩn đúng phương pháp để tránh bị kích ứng.

Thuốc sát khuẩn phải có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn khi bôi trên bề mặt da trong những điều kiện thích hợp. Cần phân biệt với các chất tẩy uế (disinfectants) là thuốc có tác dụng diệt khuẩn trên dụng cụ, đồ đạc, môi trường cũng thường dùng trong các cơ sở y tế. Khác với kháng sinh hoặc các hóa trị liệu dùng đường toàn thân, các thuốc này ít hoặc không có độc tính đặc hiệu. Tác dụng kháng khuẩn phụ thuộc nhiều vào nồng độ, nhiệt độ và thời gian tiếp xúc: nồng độ rất thấp có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn, nồng độ cao hơn có thể ức chế và nồng độ rất cao có thể diệt khuẩn.

Người ta thường phân loại thuốc sát khuẩn theo cơ chế tác dụng. Thường trong y tế hay dùng một số thuốc sát khuẩn sau:

Cồn ethylic (C2H5OH) và isopropyl: Các thuốc này phải dùng ở nồng độ dung dịch trong khoảng 60-70%. Tác dụng sát khuẩn sẽ giảm mạnh khi độ cồn nhỏ hơn 60% và lớn hơn 90%. Các chất sát khuẩn này hiện rất phổ biến trong các cơ sở y tế do cơ chế sát khuẩn là gây biến chất protein của tế bào vi khuẩn nấm virut làm chúng nhanh chóng bị tiêu diệt. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng trên bào tử. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với tác nhân diệt khuẩn khác. Ở nồng độ thấp cồn có thể được sử dụng như các cơ chất cho một số vi khuẩn, nhưng ở nồng độ cao các phản ứng khử hydro sẽ bị ức chế. Cần lưu ý tránh để cồn bắn vào mắt và không được uống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật