Dùng chất chống lão hóa như thế nào? Liệu nó có phù hợp?
Trịnh Bích Vân (Vĩnh Hồ-Hà Nội)
Người ta có sử dụng một số chất chống lão hóa (chống gốc tự do) như: acid alphalipoic, coenzym Q10, betacaroten vitamin E vitamin C, selenium. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả thì còn là vấn đề.
Các chất chống gốc tự do (GTD) tạo thành mạng lưới, kích hoạt lẫn nhau nên cần dùng chúng dưới dạng phối hợp. Công thức thường dùng hiện nay là phối hợp 4 chất: betacaroten (15mg), vitamin E (400 IU), vitamin C (500mg), selenium (50mcg). Công thức tối ưu được đề nghị gồm 4 chất acid alphalipoic (50-100 mg), vitamin C (500-1000mg), vitamin E (400 IU), coenzym Q10 (30-50mg).
Hàm lượng các chất phải cao (như trên) mới chống được GTD. Những sản phẩm có chứa các chất trên nhưng hàm lượng thấp chỉ có ý nghĩa bổ sung vitamin và vi chất giúp cho quá trình chuyển hóa. Khi cần tăng cường quá trình chuyển hóa chỉ nên dùng các biệt dược chứa vitamin muối khoáng vi lượng (pharmaton, polivitamin...) nhưng khi cần chống GTD thì dùng hỗn hợp các chất chống GTD với hàm lượng cao (vivace, belaf...). Cần xác định rõ mục đích khi chọn thuốc để tránh nhầm lẫn về hàm lượng.
Tuy có nhiều trong rau xanh nhưng betacaroten dễ nhạy cảm với ôxy, bị mất đi một phần khi nấu nướng, lại là chất tan trong dầu nên khó hấp thu; trong thuốc thường dùng dưới dạng hỗn dịch selenium dưới dạng hữu cơ trong thực phẩm tốt hơn, ít độc hơn dạng vô cơ, dễ bị mất khi nhiệt độ cao, khó kiểm soát, dùng liều thấp không có hiệu lực, dùng liều cao độc; trong thuốc thường dùng dạng men khô có hàm lượng selenium ổn định. Khi mua các sản phẩm chống GTD cần xem kỹ thành phần có đúng các dạng đó không?
Dùng quá liều chất chống GTD là có hại. Ví dụ: dùng thừa selenium sẽ bị rụng lông tóc móng. Dùng quá liều cho người có thai càng hại hơn. Do vậy chỉ được dùng chất chống GTD trong liều lượng cho phép.
Các nhà khoa học xem chất chống GTD như là một loại thức ăn bổ dưỡng hơn là thuốc. Dùng đúng liều thì không có hại, có thể dùng kéo dài.
Chất chống GTD dùng để chống lão hóa hỗ trợ trong phòng chống bệnh và không thay cho các thuốc đặc hiệu. Hiểu tiềm năng và giới hạn này sẽ dùng chúng hiệu quả hơn, tránh sự ngộ nhận, nhầm lẫn.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:03 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:07 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:06 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:07 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:09 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:05 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:02 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:03 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:03 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:04 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023