Chia tay an toàn: Mẹo hay dắt túi không thể bỏ qua

Nếu chia tay không khéo, bạn có thể khó lường trước được những hậu quả sau này.

Những lời chia tay tưởng dễ nói nhưng nếu không khéo léo có thể gây tổn thương rất lớn cho đối phương, dẫn tới những hành vi mất kiểm soát và để lại hậu quả không lường. Bác sĩ Trương Gia Bảo - chuyên gia tư vấn tình cảm mách bạn 3 cách chia tay trong an toàn.

1. Chuẩn bị tâm lý cho mình và cả đối phương

Hầu hết các trường hợp tình yêu tan vỡ đều khiến cả hai người cảm thấy mất mát, tổn thương. Do vậy bản thân người có ý định nói lời chia tay cần chuẩn bị một cách kỹ càng, không chỉ cho đối phương mà còn cho chính bản thân mình.

Khi có ý định chủ động chấm dứt một mối quan hệ tình cảm, cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc thận trọng những vấn đề: Tình cảm của mình và đối phương liệu đã đến mức phải chia tay không? Còn có thể cứu vãn được không?  Nếu như không thể thì làm thế nào để đối phương ít tổn thương nhất, dễ dàng chấp nhận lời chia tay hơn?

Nếu hay tới những nơi hẹn hò, nhiều kỷ niệm thì đừng nên chia tay (Ảnh minh họa: Internet)

Nếu hay tới những nơi hẹn hò, nhiều kỷ niệm thì đừng nên chia tay (Ảnh minh họa: Internet)

Trước khi nói lời chia tay, cần phải chuẩn bị kỹ tâm lý cho cả bản thân và đối phương.

Và sau khi chia tay thì mình cần ứng xử ra sao để đối phương vẫn tôn trọng mình. Ví dụ như không vội vàng tìm đối tượng yêu mới ngay sau khi chia tay,  không nói xấu người yêu, không post hình thân mật với người mới trên mạng xã hội, không làm những việc khiến đối phương cảm thấy bực tức hay khó chịu.

Về phía đối phương, cần cho họ thời gian để thích nghi dần dần trước khi chấp nhận sự thật là mối quan hệ của hai người không còn tiếp tục được nữa. Có thể giãn dần khoảng cách, ít quan tâm hơn, ít gặp gỡ hơn… thậm chí có người còn tìm mọi cách để hình ảnh của mình trở nên xấu xí trong mắt đối phương.

2. Cách chọn địa điểm chia tay

Cách chọn thời điểm, địa điểm nói lời chia tay cũng vô cùng quan trọng. Nên chọn thời điểm mà đối phương có tâm lý ổn định, không gặp khó khăn, trở ngại nào.

Những địa điểm từng là nơi hẹn hò, nhiều kỷ niệm của hai người chỉ khiến đối phương lưu luyến, khó chấp nhận lời chia tay, vì thế không chọn những địa điểm đó để nói lời kết thúc. Nên chọn những nơi công cộng, nhiều  người qua lại để đề phòng tình huống đối phương mất kiểm soát, có thể có những hành vi gây tổn thương cho bản thân, người yêu…

3. Cách nói lời chia tay

Nói lời chia tay gián tiếp qua điện thoại, email, Facebook... mỗi cách thức đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, cách này có thể khiến đối phương cảm thấy người nói lời chia tay không nghiêm túc, không dám đối mặt trực tiếp và mình không được tôn trọng, từ đó lời chia tay sẽ trở nên khó chấp nhận hơn.

Hãy nói lời chia tay một cách chân thành để đối phương cảm nhận được (Ảnh minh họa: Internet)

Hãy nói lời chia tay một cách chân thành để đối phương cảm nhận được (Ảnh minh họa: Internet)

Hơn nữa, khi nói chuyện qua các công cụ này, người ta không nhìn thấy được những ngôn ngữ cơ thể của nhau, cũng khó diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc của hai người, từ đó có thể dẫn tới hiểu lầm đáng tiếc. Tất nhiên cũng có những trường hợp mà đối phương là người bạo lực, khả năng kiểm soát cảm xúc kém thì nói chia tay gián tiếp qua tin nhắn, điện thoại, Facebook… cũng là một phương án an toàn, hợp lý.

Hãy nói lời chia tay một cách chân thành để đối phương cảm nhận được.

Tóm lại, cách thức nói lời chia tay như thế nào cho hợp lý tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà ứng biến linh hoạt, cái quan trọng là sự tôn trọng trong lời nói chia tay.

Cách nói lời chia tay thế nào để người nghe dễ tiếp thu cũng là vấn đề mà nhiều bạn trẻ chưa chú trọng. Lời chia tay xuất phát từ sự tôn trọng, cảm thông, thấu hiểu luôn khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và dễ chấp nhận hơn là những câu nói sỗ sàng khiến cho người khác dễ cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật