Những nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình nhanh chóng đổ vỡ

Ai cũng mong có hạnh phúc lứa đôi nhưng bảo vệ viên pha lê ấy không hề dễ. Bên cạnh nghệ thuật làm vợ, làm chồng, bạn cũng nên tránh những cách cư xử không hay rất có thể sẽ tác động tiêu cực đến đời sống gia đình.

“Phản ứng” thay bằng thỏa hiệp

Khi có bất đồng quan điểm, một trong hai người luôn có phản ứng gay gắt thay vì cùng nhau tìm ra cách giải quyết chung. Ai cũng muốn mình là người thắng và ý kiến của mình là đúng.

Bỏ ngoài tai lời góp ý

Khi đầu óc của bạn đang vẩn vơ nghĩ đi đâu đó thì cũng phải có điểm dừng để lắng nghe ý kiến đóng góp của người kia bởi những điều được nói ra rất quan trọng với họ. Cuộc sống gia đình không nên để sự bảo thủ chế ngự bởi nó sẽ hạn chế sự phát triển của mọi thành viên.

Quên nói cảm ơn

Câu nói đơn giản nên nhiều người vô tình lãng quên, đặc biệt cánh mày râu, thường là khi đã qua cái thời “son trẻ”, cái tuổi lãng mạn. Có nhiều thứ phải lo toan khiến họ quên bẵng những điều vẫn thường làm khi yêu nhau.

Quên nói cảm ơn sẽ khiến cho người kia cảm thấy bạn không còn biết ơn hay quan tâm đến sự chăm sóc của họ nữa.

Bạn luôn đúng

Nếu bạn bày bừa đồ đạc khiến căn nhà như một nhà kho thì tốt hơn hết là hãy chân thành nói lời xin lỗi càng sớm càng tốt, đừng biện hộ vòng vo để rồi lại phải nghe những lời cằn nhằn của bà xã kẻo vợ chồng lại to tiếng vì những chuyện không đâu.

Luôn về trễ

Với nhiều gia đình, bữa tối là cơ hội để các thành viên sum họp. Nhưng thời khắc đáng quý đó, bạn còn đang bận theo những buổi tiệc tùng chè chén say sưa. Đây sẽ là “mầm mống” cho sự rạn nứt trong gia đình bạn.

Bạn chỉ là nạn nhân

Mọi chuyện chẳng lành đều không phải lỗi của bạn, bạn cho rằng mình chỉ là nạn nhân. Hành động này không chỉ buộc tội cô/anh ấy gây tổn thương cho bạn mà còn ám chỉ họ làm điều đó có chủ ý. Cách nghĩ của bạn khoét sâu thêm khoảng cách vợ chồng.

Nóng nảy

Chẳng cần quan tâm vợ/chồng mình nghĩ gì và vì sao nghĩ thế, bạn vội vàng đi đến kết luận. Như vậy dễ gây hiểu nhầm lớn và dẫn đến xung đột gia đình khi người kia không còn sức chịu đựng.

Nói xấu vợ/chồng

Không tiết lộ bí mật hay nhược điểm của chồng/vợ thể hiện bạn vừa tôn trọng người ấy vừa là người kín đáo biết gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Chứng nào tật nấy

Sau một lần được góp ý bạn cũng sửa chữa, nhưng rồi mọi việc lại đâu đóng đây. Bạn chỉ coi việc sửa chữa như một lần lấy lệ cho xong, nhưng với người kia đó là sự thiếu tôn trọng của bạn trước ý kiến của họ.

Không chung thủy

Biểu hiện rạn nứt trong quan hệ vợ chồng cả về đời sống tình cảmchuyện chăn gối Có những người “ăn vụng” do yếu tố khách quan hoặc chỉ để giải tỏa cái thú “tìm của lạ” nhưng vẫn có trách nhiệm với gia đình Tuy nhiên đó không thể là lý do để biện hộ vì dù sao bạn cũng đã không dành hết sự quan tâm cho vợ/chồng mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật