Bạch biển đậu giải độc và những điều không phải ai cũng biết

Bạch biển đậu hay còn gọi là đậu ván trắng, đậu bàn trắng…, tên khoa học là Dolichos Lablab Lin, thuộc loại cây dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm.

Thân hình trụ, có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi.

Hạt và hoa thường được dùng làm thuốc Lưu ý, không dùng hạt đã ngả màu đen hoặc tím. Người dân thường dùng hạt sống hoặc sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì giã dập.

Theo nghiên cứu, 100% dịch chiết bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ; có tác dụng chống bị ngộ độc thức ăn mà sinh ra nôn mửa dạ dày viêm cấp và ruột viêm cấp tính; giải độc rượu…

Cây và hạt bạch biển đậu

Cây và hạt bạch biển đậu

Trị nôn mửa do lỵ, thương thử: Bạch biển đậu 16g, hoắc hương 8g; sắc uống, hoặc chỉ dùng 30 hạt bạch biển đậu giã lấy nước uống cũng được.

Trị trúng độc của cá nóc, say rượu gây bụng đau tiêu chảy: Bạch biển đậu 30 hạt giã nát lấy nước uống.

Giải các loại độc dược: Bạch biển đậu tán bột, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g.

Trị máu thiếu, da vàng: Bạch biển đậu 12g, bố chính sâm 12g, hạt keo dậu 6g hoài sơn 12g mẫu lệ 6g, ô tặc cốt 6g ý dĩ 6g.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật