Những công dụng tuyệt vời của cây sả giúp kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn

Cây sả tính ấm, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn. Ngoài làm thuốc, sả còn cho tinh dầu quý.

Cây sả tên khoa học Cymbopogon citratus (L.) Pers, họ lúa (Poaceae). Ở vùng cao, cây sả được đốt thành tro làm muối chấm, mọi nơi dùng làm gia vị, làm thuốc chữa cảm lạnh, ăn không tiêu, nấu nước tắm, gội đầu. Cây trồng dọc bờ rào để trừ muỗi, rắn. Trồng nhiều sả để cất tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Trên thế giới chỉ có một số nước có sả. Việt Nam có khí hậu thích hợp với sả nên sả mọc hoang, trồng và di thực đều tốt trên khắp mọi miền đất nước.

Cây sả có vị cay, tính ấm vào 2 kinh: Phế và Vị. Có tác giả nói sả vào cả kinh Bàng quang.

Làm thuốc:

Giải cảm lạnh: Nồi xông giải cảm lạnh cúm. Nấu cùng các loại lá thơm khác (bưởi tía tô lá tre…).

Gói bột giải cảm: sả khô bỏ rễ 40g, hoắc hương khô 40g bạc hà khô 40g, vỏ quýt lâu năm 20g, củ gấu (đã chế biến) 20g cam thảo 20g. Sấy khô, tán bột đóng gói 20g. Người lớn ngày 2 gói chia 4 lần. Trẻ em liều 1/2. Uống với nước nóng, đi nằm cho ra mồ hôi Nếu có nôn cho 3 lát gừng hãm lấy nước uống cùng.

Chữa tiêu chảy do lạnh (hàn thấp): củ sả sao 12g, riềng sao 12g, gừng tươi nướng 8g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g). Lấy 500ml nước sắc còn 1/2. Chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa ho do lạnh: củ sả tươi 30g gừng tươi 20g mật ong 30g. Giã sả với gừng lọc lấy 200ml nước, hòa với mật ong đun nhỏ lửa cho sôi là được. Chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa chấn thương sưng đau: củ sả già 12g, muồng 12g rau má 12g, rễ tranh 12g, cỏ mực 12g ké đầu ngựa 12g, cỏ màn chầu 12g, ngải xanh 8g, rễ nhàu 8g, gừng 3 lát thuốc cứu 4g. Sắc 3 bát còn 1 bát, hòa với 1 ly rượu nhỏ để uống.

Sản xuất tinh dầu:

Dựa vào thực vật học thì sả được chia làm 9 loại; nhưng dựa vào tinh dầu thì sả chia ra 2 loại: loại cung cấp geranitol và loại cung cấp citral (sả chanh). Miền Bắc chú trọng tinh dầu geranitol, còn miền Nam quan tâm sả chanh để cho citral. Các nước Âu Mỹ phải nhập sả về chế geranitol phục vụ công nghệ mỹ phẩm Quý giá hơn nữa là người ta chế ra nhiều chất để dùng định hương, làm thay đổi mùi và hương thơm. Còn loại tinh dầu sả chanh chứa gần 80% a.citral và b.citral và nhiều thành phần quý giá khác.

Từ tinh dầu sả chế thành các chế phẩm để trừ côn trùng trong nhà ở, làm dung dịch phòng muỗi, dung dịch làm hết ngứa do muỗi đốt. Những sản phẩm này phục vụ đắc lực cho đồng bào sống nơi nhiều muỗi, đặc biệt khi có dịch sốt xuất huyết do muỗi truyền. Khi không có tinh dầu ta có thể lấy nước nấu cây sả và đơn giản hơn nữa lấy cây sả hoặc lá sả làm chổi đuổi muỗi, hoặc để cây sả vào những nơi muỗi tập trung như gầm giường. Cây sả sẽ góp phần đắc lực trừ muỗi trong công tác phòng chết sốt xuất huyết

Sau khi cất tinh dầu, bã sả là một loại phân bón hữu cơ, làm nguyên liệu dệt thảm, bao tải, bện thừng, làm giấy và rất nhiều lợi ích khác. Nó còn xứng đáng là cây công nghiệp “căn bản” trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo cho mọi tầng lớp nhân dân ta. Mọi nhà đều nên trồng sả ở quy mô thích hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật