Trị dứt điểm bệnh đái dầm và đái không tự chủ từ thiên nhiên

Chị Nguyễn Thị H. ( nhân viên văn phòng làm việc tại Hoàng Mai – Hà Nội ) chia sẻ “Con gái mình năm nay 5 tuổi nhưng bị đái dầm, ban ngày còn đái không tự chủ. Mình đã đưa con đi khám và được chẩn đoán là bị bàng quang tăng hoạt. Tuy nhiên, dù đã sử dụng rất nhiều thuốc nhưng con mình vẫn không khỏi. Thực sự căn bệnh này khiến cho con và gia đình mình rất khổ sở và bất tiện. Cháu cũng trở nên tự ti, ít chơi với các bạn ở lớp.”

Trong khi đó,  Chị Minh T. (32 tuổi, giáo viên tiểu học tại Hà Nội) thì lại tâm sựSau khi sinh cháu thứ hai, tự dưng tôi thấy mót tiểu liên tục hoặc có lúc không nhịn được đi tiểu. Nhiều lúc thấy ngại và xấu hổ vô cùng. Do vậy, mỗi ngày tôi phải thay từ 7-8 miếng thấm và rất sợ mỗi khi đi ra ngoài.

Theo các chuyên gia y tế, chứng đái dầm là là tình trạng rỉ nước tiểu không kiểm soát, xảy ra trong lúc ngủ, thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể ở cả người lớn. Theo ước tính, có khoảng 20% trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và 10% trẻ dưới 10 tuổi mắc chứng đái dầm Trong khi đó, theo Giáo sư Mary Pat FitzGerald, nhà tiết niệu học của Trường Đại học Loyola, Chicago, Hoa Kỳ, cứ 4 người phụ nữ trên 30 tuổi thì có 1 người mắc chứng đái không tự chủ. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc của cơ thể nên bệnh xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn và nghiêm trọng hơn ở nam giới.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của chứng đái dầm và đái không tự chủ là do rối loạn chức năng chế ước của bàng quang. Thông thường khi bàng quang đầy, thành bàng quang căng ra gửi tín hiệu lên não bộ để chúng ta có thể đóng lại cơ vòng bàng quang và tìm đến nhà vệ sinh. Tuy nhiên khi bị rối loạn, khi bàng quang đầy, cơ vòng sẽ tự động mở ra gây hiện tượng bài tiết nước tiểu trong khi ngủ hay không thể kiểm soát.

Theo lý luận y học phương Đông, phổi hay còn gọi là PHẾ là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ (quan hệ biểu lý) với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự vận động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Do vậy, nếu chức năng của phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật bị rối loạn thì hoạt động của bàng quang sẽ không ổn định, gây ra bệnh đái dầm. Hiểu được tác nhân chính gây ra căn bệnh đái dầm sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị thực sự hiệu quả và an toàn.

Phương pháp điều trị từ thiên nhiên

Cách điều trị thông thường là sử dụng một số loại thuốc có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Hoạt chất được dùng đầu tiên là desmopressin dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu, tránh đái dầm.

Ngoài ra, có thể dùng oxybutinin thuốc này tác động lên cơ của bàng quang giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có hiệu quả ức chế tạm thời, sẽ biến mất khi ngừng thuốc đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Với việc hiểu rõ gốc rễ nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm theo lý luận y học phương Đông từ những rối loạn chức năng chế ước bàng quang và hệ thần kinh thực vật của trẻ, việc điều trị tận gốc chứng đái dầm không còn trở nên khó khăn nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật