Ăn cà tím sai cách có thể gây ngộ độc: 4 lưu ý cần biết trước khi dùng

 

Không nên ăn cà tím sống

Cà tím có thể gây ngộ độc cho con người nhất là món cà tím sống. Trong cà tím có các dưỡng chất như protid, cellulose, đường, chất béo, vitamin A, vitamin nhóm B và các khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm, canxi, phốt pho, kali, mangan, magie...

Sách cổ Đông y có viết cà tím vị ngọ, tính hàn, có tác dụng mát gan, lợi mật nhuận tràng. Thực phẩm này tốt cho người bị nóng nhiệt, khô đắng miệng, táo bón.

Cà tím sống có vị hơi đắng, khi nấu chín hương vị dễ ăn hơn.

Tuy nhiên, trong cây cà tím có chứa một loại độc tố là solanine. Chất độc này chủ yếu nằm ở hoa và lá. Một quả cà tím tươi có thể chứa khoảng 11mg solanine. Chất này ít hòa tan trong nước, không bị phá hủy khi xào nấu ở nhiệt độ cao nên khi ăn quá nhiều hoặc sơ chế không đúng cách sẽ bị ngộ độc, dị ứng.

ca-tim-01

Không ăn nhiều cà tím

Như đã nói ở trên, chất độc solanine trong cà tím không bị hòa tan trong nước hay mất đi khi chế biến ở nhiệt độ cao, do đó, ăn quá nhiều cà tím có thể dẫn tới ngộ độc. Bình thường một bữa ăn khoảng 250gram cà tím sẽ không gây ra vấn đề gì.

Ngoài ra, khi chế biến cà tím có thểm thêm chút giấm ăn. Giấm sẽ đóng thúc đẩy sự phân hủy solanine.

Không ăn cà tím với cua

Cà tím và cua đều là thực phẩm tính lạnh. Ăn cùng nhau có thể gây ra khó chịu cho dạ dày hoặc dẫn tới tiêu chảy nhất là với những người có thể chất hư hàn.

Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi ăn cà tím

Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều cà tím vì chúng chứa solanine không tốt cho mẹ và bé. Khi ăn nên chọn những quả còn tươi, không ăn cà tím đã cũ héo.

 
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật