Thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ rất độc hại: Đừng ai dại mà thử

 

Không nên ăn bưởi trong khi đang sử dụng thuốc

Theo bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội, Bệnh viện Tân Trúc trực thuộc Đại học Y Trung Quốc chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ra các phản ứng có hại hoặc làm ảnh hướng đến tác dụng của thuốc.

Thuông thường, thuốc uống được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan. Sau đó, các hoạt chất trong thuốc sẽ theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc sẽ được chuyển hóa thành những chất khách và được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Đây là một hình thức giải độc. Gan cũng có khả năng giải độc tương tự. Như vậy, lượng thuốc thực sự có thể đi vào máu giảm đi rất nhiều so với lượng thuốc uống vào.

Việc chuyển hóa giải độc thuốc cần đến enzyme CYPs. Tuy nhiên, chất furanocoumarines làm ức chế hoạt động của CYPs khiến việc giải độc bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc tăng cao hơn dự tính, có thể gây tác dụng phụ tương tự như khi sử dụng thuốc quá liều.

dai-ky-khi-an-buoi-01

Ngoài ra chúng ta cũng cần tránh làm một số việc dưới đây khi ăn bưởi.

Ăn bưởi khi uống rượu, hút thuốc

Trong bưởi có chứa chất Pyranocoumarin. Chất này có tác dụng tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) và có thể làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ.

Do đó, người vừa dùng rượu bia, thuốc lá không nên ăn bưởi tỏng vòng 48 giờ.

Ăn bưởi khi đau bụng

Theo Đông y, bưởi tính hàn. Nếu ăn khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ làm bệnh càng nặng.

Người bị nhiệt có thể dùng bưởi để hạ nhiệt tuy nhiên nếu dùng quá mức có thể gây tác dụng phụ là đau bụng, đi ngoài.

Ăn bưởi khi đỏi

Bưởi có hàm lượng axit citric cao. Chất này có thể làm tổn hại dạ dày. Do đó, bạn không nên ăn bưởi lúc đang đói. Hãy ăn loại quả này sau khi ăn cơm để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng cholesterol cao trong máu.

 
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật