Bạn nên biết: Bé tránh nhìn mặt người đối diện dễ mắc chứng tự kỷ
Nguy cơ trẻ mắc chứng tự kỷ khi mẹ mang bầu bị cúm, sốt
Lý giải nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ ở trẻ các mẹ cần lưu ý
Đó là phát hiện từ nghiên cứu kéo dài trong nhiều năm của các nhà khoa học ĐH Yale (Anh) vừa được công bố trên tạp chí Biological Psychiatry.
Trong nghiên cứu này, những đứa trẻ 6 tháng tuổi được xem một loạt video với những khuôn mặt đứng yên, khuôn mặt mỉm cười và khuôn mặt nói chuyện, và các nhà khoa học sẽ thu lại phản ứng của bé.
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ đánh dấu mắt, để đánh dấu và vẽ lại chính xác những vị trí mà mắt các bé chú ý đến. Đến khi những đứa trẻ này lên 3, chúng được đánh giá lại và chia thành các nhóm dựa trên chẩn đoán rối loạn tự kỷ các hình thức chậm phát triển khác hoặc phát triển bình thường.
Các nhà khoa học phát hiện ra những đứa trẻ sau này mắc chứng tự kỷ không chỉ ít nhìn vào những khuôn mặt hơn những đứa trẻ khác mà khi được giới thiệu một khuôn mặt đang nói, chúng cũng không nhìn vào mắt và miệng của người đó.
Tiến sĩ Frederick Shic, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Từ khi sinh ra trẻ sơ sinh đã tỏ ra thích thú khi được giao tiếp với người khác, trong đó hai biểu hiện tiêu biểu nhất là nhìn mặt và nghe nói chuyện. Nhưng những khuynh hướng kích thích giao tiếp xã hội đã bị thay đổi trong những cá nhân sau này được chẩn đoán tự kỷ. Những kết quả này cho thấy sự hiện diện của lời nói làm gián đoạn việc chú ý đến khuôn mặt ở trẻ sau này mắc tự kỷ".
Trong khi các dấu hiệu thông thường của bệnh tự kỷ thường không thể chẩn đoán khi trẻ dưới 2 tuổi, thì nghiên cứu này (cùng với một số nghiên cứu khác) khẳng định rằng những bất thường trong hành vi và sự chú ý của trẻ có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới 6 tháng tuổi. Các phát hiện chỉ ra rằng những đứa trẻ sau này mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý đến các thông tin xã hội từ rất sớm, lúc chúng mới 6 tháng tuổi. Điều đó có thể giảm chất lượng của tương tác với người khác, và do đó, ảnh hưởng tới quỹ đạo phát triển xã hội của trẻ.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:07 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:02 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:00 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:01 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:07 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:06 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:00 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:01 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023